hai mua 5 cái chứ còn gì nữa. Thà cứ nói thẳng thế đi cho xong, đằng này
cứ cố tình nói vòng nói vèo, làm học sinh lẫn lộn hết cả, sau đó chưa biết
chừng lại còn đổ tại học sinh vì chậm hiểu nên không biết cách làm toán!
Tôi chép lại cái đề bài theo ý mình để có một đề toán dễ hiểu hơn, và
tôi có cái đề bài như sau: “Trong cửa hàng có 8 cái cưa và 24 cái rìu. Một
đội thợ mộc đã mua 12 rìu và 3 cưa hết 84 rúp, đội khác mua 12 rìu và 5
cưa hết 100 rúp. Hỏi một cái rìu và một cái cưa giá bao nhiêu”.
Chép lại đề bài rồi, tôi đọc lại nó và thấy giờ đây nó đã ngắn và rõ
ràng hơn nhiều, nhưng tôi vẫn không hiểu phải làm thế nào để tìm ra đáp
số. Những con số quay cuồng trong đầu tôi và không cho tôi nghĩ đến nơi
đến chốn. Tôi quyết phải làm cho đề bài ngắn nữa, sao cho các con số trong
đó ít hơn nữa, bởi vì số rìu và số cưa mà cửa hàng có là không quan trọng,
bởi vì đằng nào thì người ta cũng đã bán hết sạch rồi. Tôi rút ngắn cái đề
bài một lần nữa, và lần này thì tôi có:
“Một đội thợ mộc mua 12 rìu và 3 cưa hết 84 rúp. Đội khác mua 12 rìu
và 5 cưa hết 100 rúp. Hỏi một rìu và một cưa giá bao nhiêu”.
Đầu bài ngắn lại đáng kể, và tôi thì bắt đầu nghĩ xem làm cách nào để
rút ngắn nó tiếp. Chẳng quan trọng ai là người mua, bởi đằng nào thì giá rìu
và giá cưa vẫn quan trọng hơn. Tôi nghĩ, nghĩ mãi và cuối cùng cái đề của
tôi còn:
“12 rìu và 3 cưa giá 84 rúp
12 rìu và 5 cưa giá 100 rúp.
Vậy một rìu và một cưa giá bao nhiêu rúp?”
Không còn cách gì rút ngắn đề hơn nữa, tôi bắt đầu nghĩ cách giải nó.
Tôi nghĩ, nếu 12 rìu và 3 cưa giá 84 rúp, tức là phải cộng số rìu và cưa lại
rồi lấy 84 rúp chia cho tổng số đó. Tôi cộng 12 rìu với 3 cưa được 15, lấy