Mặt khác, ông ta bảo tên Hạ hoãn lại việc bắt cóc cô Lý, hành hạ một
cô gái bậc thấp không đem lại thích thú bằng!
Địch công ngừng nói, lắng nghe tiếng sấm ngày càng tới gần.
Lão Hồng hỏi:
- Tại sao chiều qua ông Khuông lại đến thuyền của đại nhân?
- Ta cũng tự hỏi như vậy. Có thể là đế chứng minh rằng ông ta có mặt
trong cuộc đua thuyền, để việc ông ta trở lại cầu Đá muộn không bị nghi
ngờ. Hơn nữa các thuỷ thủ thuyền ông ta lại say mềm và ông Tôn lại ốm,
nên họ không thế xác nhận đúng được ông ta đã làm gì tối qua. Dù thế nào
đi nữa, chính ông đã ăn cắp quân bài, giao cho tên Hạ và quay lại Cầu Đá.
Sau đó tên Hạ báo tin là công việc thất bại, nên hắn đã giết bà Diên Hương,
và chỉ lấy được vàng, vì sự xuất hiện của ta ngăn cản hắn lục tìm viên ngọc.
Ông Khuông thất vọng vì không được hành hạ Diên Hương, nhưng
các thoi vàng đã an ủi ông ta. Sự việc tiếp theo cũng giống như các diễn
biến mà ta giả định đối với ông Biện, cũng như đối với ông Khấu. Người
của chúng ta nhìn thấy tên Hạ trong áo quần thợ mộc đến khu nhà hoang
buổi sớm hôm sau. Sự có mặt của hắn ở đó được hợp pháp hoá vì hắn có
hẹn với ông Biện. Ông Khuông đã giết tên Hạ trong lúc hắn lục lọi tìm viên
ngọc, và sau đó thắt cổ mụ Mông, theo như giả thuyết thứ nhất và thứ hai,
ta đã nêu lên. Đó tất cả mọi việc diễn ra như thế đấy, lão Hồng ạ... nếu đúng
ông Khuông là thủ phạm.
Địch công lau mồ hôi mặt. Lão Hồng cũng vậy. Thư phòng ngột ngạt,
nóng bức.
Sau một lúc im lặng, lão Hồng nhận xét:
- Ông Khuông đã nôn mửa khi nhìn thấy xác tên Hạ: một phản ứng rất
khó tạo dựng; điểm này có lợi cho ông ta.