VIẾT CHO CÁC BÀ MẸ SINH CON ĐẦU LÒNG - Trang 106

105

Tủ sách Nuôi con – http://sachx.com

một thứ nào khác kể cả mảnh vải xé ở áo quần ra. Điều quan trọng là cầm máu chớ
không phải khử trùng. Nếu là một vết thương khó băng bó, chảy máu ở ngực, ở
trán, ở cằm, ta ấn tay lên chỗ chảy máu nhiều nhất để bịt kín lại rồi mang bé đến
bệnh viện. Nhiều người mất bình tĩnh, cứ để bé chảy máu như vậy trong lúc di
chuyển khiến bé bị mất máu nhiều thật là tai hại. Trường hợp nguy hiểm là nội xuất
huyết (xuất huyết bên trong cơ thể không nhìn thấy được). Một bé bị té hay bị xe
đụng nhẹ ở bụng, ta thấy trầy sơ, không có gì quan trọng nhưng một lúc sau từ từ
thấy mệt, xanh mét, khát nước, mạch nhảy mau, đó là những dấu hiệu chứng tỏ bé
đã bị nội xuất huyết (chẳng hạn bị bể lá lách) phải phẫu thuật tức khắc mới hy vọng
sống. Khi thấy bé bị đụng chạm ở bụng có những triệu chứng trên là ta phải đến
bệnh viện ngay.

Dập móng tay:

Ham đóng cửa mở cửa (hộc tủ, hộc bàn, cửa cánh, cửa

sổ) bé rất dễ bị dập móng tay. Nếu bị dập nhẹ, ta thấy bầm
tím, ít ngày sẽ khỏi. Có thể đắp nước muối cho mau tan.
Trường hợp bị làm độc phải mang đến bác sĩ rạch lấy mủ và
dùng kháng sinh cần thiết. Có những trường hợp đứt một
phần hay gần hết móng, không sao, vì một thời gian sau, nếu
phao móng tay vẫn còn, móng mới sẽ mọc lại.

Bé nuốt ngoại vật:

Ngoại vật ở đây có thể là một đồng bạc cắc, một viên bi, một cái kim băng, một

hột nút áo, một cây kim gút hay một mảnh chai bể... Và bởi vì bé không phải là nhà
ảo thuật cho nên rất mệt cho ta!

Trước hết cần bình tĩnh để đối phó tùy trường hợp. Nếu ngoại vật đó mắc nghẽn

ở cổ họng bé và nếu bé dưới 1 tuổi ta xốc ngược bé dậy, đầu chúi thấp, và vỗ mạnh
ở giữa hai xương bả vai, có thể vật đó bắn ra. Gần đây, thủ thuật Heimlich có hiệu
quả hơn: cấp cứu viên đứng sau lưng em bé, 2 tay vòng qua phía trước, nắm chặt,
đặt trên rún, giật mạnh 5 – 6 lần về phía sau. Vật lạ sẽ bắn ra. Nếu bé đã lỡ nuốt
xuống bao tử rồi thì ta chớ nên lo lắng quá. Vì nếu ngoại vật đó có dạng tròn, không
có mũi nhọn hay quá dài để có thể mắc kẹt ở đâu đó, thì một vài ngày sau ngoại vật
“yêu quí” đó sẽ theo phân ra ngoài. Như vậy, nếu
biết chắc là bé nuốt một vật tròn (viên bi, đồng xu),
ta không có gì phải lo ngại cả. Cho bé nuốt thêm
chút bánh mì, chút bông gòn sạch hay măng trẻ.
Bông gòn, măng tre có sợi, sơ, bao bọc ngoại vật
nọ, và làm cho nó được mau tống ra. Nếu là một
cây kim tây đã gài lại thì cũng chữa như trên. Trong
mọi trường hợp tuyệt đối không được cho uống
thuốc xổ để hy vọng bé tống ra cho mau. Trường
hợp kim nhọn đầu hay kim tây đã mở, phải mang bé
gấp đến y tế. Đừng cho tay vào họng móc vì không
hy vọng gì móc ra được mà làm cho bé bị viêm
thanh quản nghẹt thở, nguy hiểm hơn.

Ngoại vật lọt vào phổi:

Thỉnh thoảng bị sặc, một hột cơm nhảy lọt vào hốc mũi, ta đã thấy khó chịu lắm

rồi, vậy mà tưởng tượng một bé bị một ngoại vật nào đó “lạc đường vào”... thanh
quản sẽ rất nguy hiểm! Bé sặc sụa dữ dội, bứt rứt lăn lộn, ngộp thở, ho từng cơn,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.