VIẾT CHO CÁC BÀ MẸ SINH CON ĐẦU LÒNG - Trang 104

103

Tủ sách Nuôi con – http://sachx.com

phát triển tự nhiên: Bé khám phá ngoại giới và tập sử dụng các giác quan cho thuần
thục. Ta cũng khó lòng theo sát bé, canh chừng bé từng giây từng phút để kịp thời
ngăn cấm bé, vả lại như vậy ta sẽ vô tình khiến bé thành nhút nhát, lệ thuộc như đã
nói. Ta cũng không thể dùng lý lẽ với bé được. Một bé 2 tuổi không bao giờ dừng tay
khi nghe ta bảo “đừng, đừng”, “chớ, chớ”, “không được”... đâu! Khi ta bảo bé đừng
rờ bàn ủi nóng là bé sẽ rờ đó! Có khi bé vô tình mà chính ta gây cho bé có ý đó,
chẳng hạn khi bé đến gần bình bông, ta kêu to: “Đừng con, đừng đụng, bể bình
bông” thì bé sẽ chạy chụp lấy bình bông dù trước đó bé không có ý đó.

Tóm lại, ta phải tổ chức nhà cửa, phòng ốc thế nào để bé không té cầu thang

được (có cửa khóa cẩn thận), không dập tay vì đóng và mở cửa – không có những
chỗ lấy điện, đuôi đèn gần tầm tay bé – không cho bé đến gần bếp ga, lò dầu lúc
đang nấu nướng – không cho chơi kéo, chơi dao, kim chỉ – không để gần bé những
thứ thuốc uống, xà bông, thuốc giết chuột, lưỡi dao cạo, dầu lửa, dầu xăng, lọ, ve,
hột nút, hột me, bạc cắc. Giếng phải đậy, lu nước phải đậy cẩn
thận... Rất nhiều trường hợp bé nuốt bạc cắc, hột mãng cầu, lưỡi
câu, kim tây vào bụng.. và đã có những trường hợp bé chết vì
viên ký ninh mà bé tưởng là kẹo!

Khi đã cố gắng thận trọng làm đủ mọi cách để giảm thiểu tối

đa những tai nạn nguy hiểm cho bé, không quên theo dõi để có
thể can thiệp kịp lúc những tai nạn nguy hiểm đó, thì những tai
nạn “lặt vặt” không thể tránh được ta cứ mặc kệ bé.

Trong mọi trường hợp, dù nặng dù nhẹ, ta cần phải bình tĩnh.

Bình tĩnh để cấp cứu tạm thời và bình tĩnh để kể cho bác sĩ
những chi tiết cần thiết giúp cho việc chuẩn bệnh và điều trị mau
lẹ và chính xác.

Bé bị té:

Sớm muộn gì thì có lúc bé cũng u đầu sứt trán. Bé đi, bé chạy, bé leo trèo nhiều

chừng nào thì té nhiều chừng đó, và các ông bà thường nói “té cho mau lớn” là
trong cái nghĩa này. Nếu bé chỉ bị trầy da, chảy máu chút đỉnh thì chẳng có gì đáng
lo lắng cả, dĩ nhiên là nếu ta đã chích ngừa phong đòn gánh (uốn ván) cho bé rồi.
Trong trường hợp bé chưa được chích ngừa, ta không nên coi thường! Một vết
thương nhỏ có thể gây ra bệnh phong đòn gánh dễ dàng vì sự lơ đễnh của ta. Nếu
vết thương có điều đáng nghi ngờ: dơ bẩn, dính đất cát, làm độc thì phải mang đến
bác sĩ ngay. Tạm thời ta rửa sạch vết thương với bông gòn và nước chín là đủ,
không cần dùng các loại thuốc sát trùng. Các loại này không giết được vi trùng mấy
tí, trái lại còn giết dễ dàng các tế bào lành mạnh chung quanh vết thương. Rửa sạch
bằng nước chín, băng lại, thế thôi. Trường hợp mà thịt bị tét, chảy máu nhiều, phải
băng chặt để cầm máu sau khi rửa và mang đến bác sĩ khâu lại, tránh vết thẹo xấu
và lâu lành vì miệng vết thương lớn.

Nếu bé té trúng đầu thì vấn đề nghiêm trọng hơn. Ngoài vết trầy, vết rách, nổi

cục bướu mà ta gọi là u đầu (Cục u này có màu tím vì mạch máu bể đọng dưới da.
Nếu cục u nhỏ sẽ tan đi vài ngày sau, còn cục u lớn sẽ mềm trở lại ấn tay như thấy
có chất lỏng phập phều). Còn có thể bị nứt xương sọ, chảy máu trong não cần phải
phẫu thuật khẩn cấp. Điều quan trong là khi bé bị té động đầu ta phải để ý xem bé
có còn bị chảy máu hay nước ở mũi, ở tai gì nữa không. Nếu có là vết thương nặng
phải đưa đến bệnh viên chuyên khoa ngay. Ta cũng theo dõi xem sau khi té bé có bị
nhức đầu, nôn mửa, làm kinh, hôn mê không? Nếu có, đó cũng là triệu chứng tổn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.