102
Tủ sách Nuôi con – http://sachx.com
Chương 30. Bé và tai nạn
C
ách tốt hơn hết để “chữa” tai nạn là tránh nó đi. Nhưng ở trẻ con ta khó lòng
tránh được tai nạn cho bé lắm! Vì thế ta phải làm cách nào giảm thiểu tai nạn cho
bé, càng ít càng tốt, càng nhẹ càng tốt. Nếu ta không thể tránh cho bé khỏi té, khỏi
trầy da, ít ra ta cũng có thể cố gắng tránh những tai nạn nguy hiểm chết người nếu
ta thận trọng một chút. Nhưng đừng thận trọng quá đáng, mỗi chút mỗi báo động
“coi chừng té” lại càng làm cho bé trở thành vụng về, lệ thuộc, nhút nhát. Và như
vậy, khi bị té bé sẽ té đau hơn vì thiếu kinh nghiệm... té! Nhiều khi, tiếng “coi chừng
té” của ta làm bé giựt mình, mất bình tĩnh và té rất đúng lúc.
Tai nạn của bé thì nhiều lắm, có thể do bé, do anh chị bé hay do chính ta vì sơ ý,
vì bất cẩn gây ra. Thỉnh thoảng ta nghe chuyện một bà mẹ ngủ quên làm đổ đèn
cháy mùng, cháy luôn cả mẹ lẫn con; hay một bà mẹ khác cũng ngủ quên để con
chết ngột vì “cả vú lấp miệng em”! Tôi biết chuyện một đứa bé được nuôi trong một
nhà nuôi trẻ, té lọt vào thùng đựng quần áo, chết ngộp luôn trong đó mà không ai
hay! Các bé lớn thường cho em ăn bậy, thường nhét giấy, nhét hột me vào tai vào
mũi em. Một nhà văn kể chuyện có người anh đâm mù mắt đứa em mình (trong tuổi
ấu thơ) chỉ vì thấy đôi mắt em lóng lánh, rồi bị ám ảnh suốt đời.
Câu chuyện có thực sau đây xảy ra ở quê tôi: một người cha giỡn với con bằng
cách tung bé lên rồi hứng lấy, bé bị thốn ruột cười như nắc nẻ và người cha rất cao
hứng cũng cười rộn rã, chẳng may ông bị đứt dây lưng quần, phản xạ tự nhiên
khiến ông chụp lấy quần kéo lên và bé rơi thẳng xuống sàn gạch! Những tai nạn
chết người đó, dĩ nhiên rất hi hữa và cũng dĩ nhiên là những tai nạn có thể tránh
được nếu ta cẩn thận một chút và đừng có chơi dại! Những tai nạn khác thông
thường hơn cũng do ta gây ra cho bé như lúc người mẹ nấu ăn mà cho bé lẩn quẩn
chơi một bên, rất dễ vấp té đổ cả soong canh lên đầu, dễ bị phỏng vì lò dầu phực,
chảo mỡ nóng, có khi bé bưng chai dầu hôi uống ngon lành! Những bất cẩn khác
như: cầu tháng không có cửa khóa; như cho bé chơi viên bi, hạt mẹ, ta không thể
ngăn bé nuốt hay nhét một hột vào mũi. Cũng vậy, khi bà mẹ may vá mà có bé gần
bên chụp kéo, níu kim. Chắc ai trong chúng ta cũng chưa quên những câu này của
Nguyễn Trãi trong Gia huấn ca:
Ngày con đã biết chơi biết chạy
Đừng cho chơi cầm gậy trèo cao
Đừng cho chơi búa chơi dao
Chơi vôi chơi lửa chơi ao có ngày...
Ngay từ lúc 3 tháng, vừa biết lật, bé có thể lật liên tiếp mấy
vòng để lọt xuống giường, mau đến nỗi ta không ngờ tới. Khi
biết đi lẫm chẫm là lúc bé té thường xuyên, và vào khoảng 15
– 18 tháng, bé thích leo cầu thang, hở là bé leo tuốt mấy bực
liền. Từ một tuổi trở đi, bé tò mò lắm, cái gì bé cũng thử, cũng
sờ mó, xê dịch. Bé leo ghế, đẩy xe, cho tay vào bàn ủi, rút đuôi
đèn, và cái gì cũng cho vào miệng thử từ cắc bạc, viên bi, hột
me, viên thuốc ký ninh...
Ta không thể ngăn chặn tánh tò mò đó của bé bởi đó là sự