VIẾT CHO CÁC BÀ MẸ SINH CON ĐẦU LÒNG - Trang 105

104

Tủ sách Nuôi con – http://sachx.com

thương não bộ. Nhiều khi một vết thương sơ sài ở đầu ta xem thường, một vài ngày
sau biến chứng nặng bất ngờ không kịp chữa.

Té trặc gân, gãy xương:

Bé rất dễ bị gãy xương đòn gánh, xương khuỷu tay, xương ống chân. Tất cả các

trường hợp trật khớp, gãy xương đều phải mang đến bệnh viên. Trong lúc cấp cứu,
cần bình tĩnh làm bó im cho bé: gãy xương vai, buộc tay bé co lại trước ngực; gãy
xương ống chân, bó im từ bàn chân đến quá đầu gối, rồi đưa bé về bệnh viện càng
sớm càng tốt. Ở trẻ em, xương còn mềm, ít khi bị gãy lọi mà chỉ gãy dập, vỏ xương
còn nguyên nên ít nguy hiểm như người lớn. Mặt khác cần biết xương của bé còn
đang thời kỳ tăng trưởng, chỗ gãy sẽ mau lành, ít sinh biến chứng và không bị lệch
lạc nhiều như người lớn.

Cách treo tay gãy

Xuất huyết:

Trong mọi trường hợp tai nạn có sự xuất huyết, điều quan trọng nhất là cầm

máu. Khi bé rủi ro vì té hay vì chơi nghịch làm chảy máu mũi (máu cam) ta bình tĩnh
cho bé cúi đầu thấp xuống rồi lấy ngón tay ấn bên phía mũi chảy máu chừng 10 – 15
phút, máu sẽ hết chảy. Nếu bé thường bị chảy máu cam mỗi khi ra nắng hay bị đụng
chạm nhẹ thì có thể do mạch máu ở vách mũi bé quá giòn, cần đưa bé đến bác sĩ
khám và điều trị.

Nếu bé bị đứt tay chân, không cần rửa vôi vết thương, chỉ cần băng chặt để cầm

máu sau đó mới rửa và khử trùng. Nếu không biết cách băng bó, ta cứ đặt một
miếng gạc sạch lên vết thương rồi dùng băng ép, quấn chặt, cốt để cầm máu tạm rồi
mang bé đến bác sĩ hay bệnh viện. Không có băng, ta cứ dùng khăn tay hay bất cứ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.