VIẾT CHO CÁC BÀ MẸ SINH CON ĐẦU LÒNG - Trang 154

153

Tủ sách Nuôi con – http://sachx.com

huyết dưới da. Có khi bé bị chảy máu cam nhiều lần hoặc ói ra nước lợn cợn đen,
hoặc tiêu ra phân đen. Nhưng rất nhiều khi bé không có một triệu chứng xuất huyết
nào cả như đã mô tả trên mà chỉ thấy da tay chân bé đổi sắc, không còn cái vẻ ấm
áp hồng hào bình thường nữa mà đỏ ửng hay tai tái... Từ ngày thứ ba đến ngày thứ
sáu, bệnh thường sinh biến chứng: đột nhiên bé lạnh tay chân, da đổi sắc, thâm lại
– Rõ nhất ở môi, cánh tay, cẳng chân. Đó là một thứ lạnh đặc biệt, dễ nhận biết:
lạnh giá! Mạch yếu đi, có khi mất hẳn. Tình trạng đó gọi là trụy tim mạch hay sốc,
nếu không chữa kịp bé chết. Có khi bé vùng vẫy la hét dữ dội, mình nóng, tay chân
lạnh, làm kinh, hôn mê và chết vì chứng não viêm. Những biến chứng thường gặp là
trụy tim mạch, não viêm và xuất huyết trầm trọng. Trên thực tế có nhiều dạng lâm
sàng: có dạng thoáng qua như chứng cảm xoàng, không chữa cũng khỏi, đến dạng
có sốt và dấu dây thắt dương (chứng tỏ mạch máu bị yếu) chỉ cần theo dõi ngừa sốc
và những dạng xuất huyết trầm trọng hay trụy mạch nhanh chóng. Nếu chữa đúng
lúc, bé qua cơn nguy hiểm, bình phục mau lẹ và không để lại một di chứng nào. Có
70% trường hợp sốt xuất huyết không gây biến chứng và tự khỏi bệnh.

Tóm lại, trong mùa có dịch sốt xuất huyết, nếu bé có 2 trong 5 nhóm triệu chứng

sau đây đủ cho ta nghi ngờ bé mắc bệnh:

Nóng 39° - 40°C và khó làm hạ nóng, có vẻ mệt mỏi khác thường. Nóng

suông không kèm theo ho, sổ mũi...

Đau bụng, nhợn ói hoặc mửa nhiều lần, nhất là đau ở vùng hông phải

(gan).

Bứt rứt, vùng vẫy, lăn lộn, có khi làm kinh, hôn mê.

Da đổi sắc hoặc nốt xuất huyết nổi ở tay chân, vết bầm ở chỗ chích, cắt,

lể hoặc chảy máu cam. Tiêu phân đen, mửa chất lợn cợn đen.

Tay chân lạnh giá, mạch trụy (mạch nhanh, nhẹ).

Triệu chứng sốt luôn luôn có trong những ngày đầu (100%). Đau bụng 75%

trường hợp. Vết bầm có trong 80% trường hợp nhưng thường trễ hơn, vào ngày thứ
ba. Vùng vẫy lăn lộn 50%, như vậy nếu bé có các triệu chứng của 1 và 2, 1 và 3, 1
và 4... là phải đi khám bệnh ngay.

Dĩ nhiên muốn định bệnh một cách chính xác bác sĩ còn phải làm thêm vài xét

nghiệm khác như làm dấu dây thắt (kết quả dương trong 75% trường hợp) và thử
máu. Ba loại thử máu thường làm là đo dung tích huyết cầu, đếm tiểu cầu và huyết
thanh định bệnh Dengue, trong đó dung tích huyết cầu, huyết áp, mạch, là những
tiêu chuẩn cần thiết nhất để theo dõi và hướng dẫn điều trị. Trong trường hợp trẻ
bệnh nặng, dung tích huyết cầu được đo mỗi giờ đồng hồ, nếu bệnh không nặng
lắm cũng được đo mỗi 4 giờ, 6 giờ một lần trong thời gian bệnh có thể chuyển sốc.
Hiểu như vậy ta sẽ không lấy làm khổ tâm, lo lắng, bực mình vì bé bị “chích máu”
hoài! Các thử nghiệm như làm dấu dây thắt, thử máu, ta không thể tự ý làm lúc nào
cũng được. Có người cột tay con đến tím bầm lại – Có người con mới nóng đã tự ý
cho đi thử máu hay đòi cho được thử máu ngay, vô ích, vì máu vẫn bình thường nếu
thử sớm quá, làm mất cảnh giác.

Một chút trị liệu:

Có hai điều đáng buồn: thứ nhất là trước một thứ bệnh nguy hiểm như vậy hiện

nay vẫn chưa có thuốc chủng ngừa, thứ hai là cũng không có thuốc điều trị đặc hiệu
vì do siêu vi gây ra. Tuy nhiên, không phải y học bó tay. Số tử vong vì sốt xuất huyết
ngày càng giảm sút chứng tỏ sự điều trị hữu hiệu và mặt khác nhờ người dân đã ý

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.