VIẾT CHO CÁC BÀ MẸ SINH CON ĐẦU LÒNG - Trang 153

152

Tủ sách Nuôi con – http://sachx.com

như vậy! Có những trường hợp có sốt và xuất huyết nhưng không phải là sốt xuất
huyết
(Thí dụ sốt thương hàn, nhiễm trùng huyết não mô cầu – méningococcémie –
ung thư máu... !). Lại có những trường hợp không xuất huyết hoặc đã hết sốt mà là
sốt xuất huyết nặng. Đã có người hốt hoảng mang đứa con bị ban đỏ đến bệnh viện
xin chữa sốt xuất huyết vì có sốt và nổi những vết đỏ trên da. Có người cứ nhất định
con mình bị sốt xuất huyết vì nóng lâu ngày và chảy máu cam dù bé bị thương hàn.
Người khác hoang mang, ám ảnh vì sốt xuất huyết, nghe nói về dấu dây thắt (Signe
du lacet: trong các trường hợp mạch máu yếu, dùng một sức ép thích hợp trên cách
tay sẽ thấy những dấu đỏ xuất hiện do mạch máu bị vỡ) vừa thấy con nóng đã đè ra
lấy dây thun cột chặt cánh tay đến tím bầm cũng cho là sốt xuất huyết. Ngược lại, có
người thấy con nóng sốt thì lo sợ, vài ba hôm sau bé hết nóng, đã vội mừng thì bé
lại lăn ra chết vì sốt xuất huyết, vì lúc nhiệt độ hạ cũng là lúc bé bị trụy tim mạch,
một biến chứng nguy hiểm của bệnh, nếu không kịp thời chữa trị. Chính vì sự định
bệnh phức tạp như thế nên khi ngờ vực, ta nên đưa bé đến bệnh viện hay các bác
sĩ nhi khoa ngay. Sự lo lắng của ta dù có sai lầm hay quá đáng cũng không ai cười
cả, nhất là trong mùa có dịch. Các bác sĩ chuyên khoa có thể định bệnh mau lẹ,
chính xác nhờ kinh nghiệm lâm sàng. Nhiều khi họ chỉ nhìn dáng lừ đừ rã rượi của
bé, sờ tay thấy lạnh và mạch yếu, vạch mông bé thấy dấu bầm chỗ chích là đủ để
xác định bệnh rồi! Tuy nhiên ngay những vị này có lúc cũng lầm lẫn, nhất là trong
những ngày đầu bé chỉ bị sốt suông mà chưa có triệu chứng gì khác. Một nhà văn
kể chuyện con ông bị chết vì sốt xuất huyết mà trước đó ông đã mang đến khám ở
một bác sĩ, ông này quả quyết bé không phải sốt xuất huyết, còn thề là “Nếu cháu
mà sốt xuất huyết thì tôi sẽ từ chức và bỏ xứ này”! Dù sao, trong mùa dịch, bất cứ
trường hợp bé bị nóng sốt nào ta cũng phải luôn luôn cảnh giác vì có thể là sốt xuất
huyết đó!

Thời kỳ tiềm ẩn của bệnh kéo dài từ 5 đến 7 ngày. Trong thời gian này ta không

thấy bé có triệu chứng gì cả. Đột nhiên bé nóng. Nóng đến 39°C – 40°C và khó làm
hạ nóng. Những lần nóng trước chỉ uống vài viên aspirin, paracetamol đã bớt, lần
này không! Bé vẫn nóng đều như thế trong vài ba ngày liền và có vẻ mệt mỏi, rã
rượi khác thường. Nhức đầu, bứt rứt, lăn lộn, ngủ không yêu giấc. Bé biếng ăn,
nhợn ói có khi mửa nhiều lần. Đau bụng, đau nhiều nhất ở vùng hông bên phải,
dưới sườn. Vào ngày thứ ba, bé có thể đã hết sốt hay bớt sốt nhưng có vẻ mệt mỏi,
lừ đừ hơn, khát nước nhiều hơn. Lúc đó thường thấy xuất hiện ở cách tay, cẳng
chân những nốt đỏ nhỏ như muỗi cắn. Những nốt này khác dấu muỗi cắn ở chỗ nếu
ta lấy tay ấn lên đó, nốt đỏ vẫn còn nguyên. Có khi không có nốt đỏ nhưng là những
vết bầm xanh chung quanh dấu chính, cắt lể... Các dấu đó chứng tỏ có sự xuất

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.