177
Tủ sách Nuôi con – http://sachx.com
tánh tình hơi “độc tài” một chút, cũng khổ cho con cháu. Chị A... một người bạn của
tôi, lần sinh đứa con thứ hai thì giấu biệt không dám cho bà nội bé hay, vì đứa đầu
chị sinh tại tỉnh, có bà già trông nom cực quá chịu không nổi. Vậy mà không biết sao
bà già vẫn biết được, lễ mễ từ nhà quê mang lên mấy lon gạo, sau đó bắt chị A. nằm
lửa, giăng màn, cấm ra ánh sáng, cấm đi lại, ăn toàn cá kho keo... Chị A. than vắn
thở dài mấy hôm rồi sinh bệnh, bé cũng bệnh theo, nhưng không dám nói gì cả, cho
đến lúc bà già về thì chị mới sống bình thường theo ý mình và bệnh cũng tiêu luôn!
Mỗi ngày khoa học mỗi tiến bộ. Một kiến thức cũ chừng vài ba năm đã lỗi thời.
Chẳng hạn bây giờ các bà mẹ trẻ sinh nằm phòng lạnh chớ không nằm lửa như
xưa. Sinh xong, họ đã bước đi chút đỉnh quanh giường chớ không nằm liệt giường
hàng tháng như trước. Họ cũng được ăn uống tự do, kiêng cữ ít đi, và khi bé bị đau
ốm họ đi bác sĩ chớ không đi “thầy bà” nữa.
Có lẽ cần cương quyết một chút. Nhận sự cố vấn, giúp đỡ, an ủi của bà, nhưng
trong một giới hạn thôi, còn khi bé tới tuổi chích ngừa, khi bé đau ốm thì phải đi bác
sĩ. Có những thứ bệnh ở thời bà chưa có, mới xuất hiện gần đây thôi thì làm sao bà
biết. Ngày xưa, nhà nhà cách xa nhau đâu có những vấn đề lây bệnh như ở các đô
thị ngày nay mà lo phòng ngừa! Ngày xưa, bé đến 10 tuổi còn chưa đi học, bây giờ
3 tuổi đã đi mẫu giáo... Biết bao sự đổi thay! Vì thế, phải sáng suốt, biết đến đâu là
giới hạn, đến đâu phải giữ ý mình không nhất nhất nghe lời các cụ. Và riêng các cụ
cũng xin thông cảm cho con cháu, chúng nó có những vấn đề của thời đại nó!
Còn bà hàng xóm thì... nên cẩn thận! Nhiều bà hàng xóm thích lo chuyện hàng
xóm hơn chuyện nhà! Họ có sẵn cả tủ thuốc trong... bụng, thích chỉ vẽ cho ta
phương thuốc này, phương thuốc nọ. Đừng vội tin. Sự giúp đỡ của bà con láng
giềng lúc đau ốm, tại nạn thực quý báu. “Bà con xa không bằng láng giềng gần”
nhưng nghe lời họ cho bé uống sái phiện cầm ỉa để bé chết vì trúng độc cũng tội bé!
Khi bé nóng làm kinh, các bà lối xóm chạy đến, người bắt gió, người đổ chanh,
ngưới cắt da làm bé... tơi tả, rách da, trầy trán hoặc mù mắt, viêm phổi cũng tội bé!
Không kể có người còn cho uống tam xà đởm. Tôi biết chuyện bà mẹ có đứa con bị
tiêu ra máu, định mang đi nhà thương thì bà hàng xóm đến thăm nói cháu bị trĩ, giới
thiệu đến một bà thầy trĩ đốt... Kết quả đứa bé chết vì “sốt xuất huyết”. Lỗi ở bà hàng
xóm tốt bụng hay lỗi ở bà mẹ? Nói vậy tôi không có ý chỉ trích những phương pháp
chữa bệnh cổ truyền, thuốc ta... đâu, trái lại, tôi nghĩ cần phải tìm hiểu, nghiên cứu
kỹ hơn và không nên lấy trẻ làm vật thí nghiệm.
Tóm lại, là phải coi trọng sinh mạng bé, lúc nào cũng phải bình tĩnh sáng suốt,
không nghe lời chỉ dẫn vớ vấn, của những người xung quanh không có thẩm quyền
dù có lòng tốt. Bé bệnh thì phải mang đi bác sĩ hay bệnh viện, không để mất thì giờ
thử thầy thử thuốc!
Chương 60. Bệnh do...
ba mẹ bé gây ra
B
ệnh do thầy thuốc gây ra, y học gọi là iatrogenic, nhưng bệnh do ba mẹ bé
gây ra cho bé thì không thấy có sách y học nào đề cập. Trong nhiều năm khám chữa
bệnh trẻ con, tôi thấy có một số bệnh thường gặp sau đây do... ba mẹ bé gây ra cho