VIẾT CHO CÁC BÀ MẸ SINH CON ĐẦU LÒNG - Trang 179

178

Tủ sách Nuôi con – http://sachx.com

bé cần được báo động:

Bé tiểu nhiều: Người mẹ dẫn con đến khám khai rằng trẻ đi tiểu nhiều lần trong

ngày, thường gặp vào mùa nắng nóng, viêm nhiệt. Bác sĩ dễ nghĩ tới nhiễm trùng
đường tiểu, cho làm các xét nghiệm và điều trị. Nếu kết quả xét nghiệm không có gì,
bác sĩ sẽ rất lúng túng vì điều trị không kết quả, bé vẫn cứ tiếp tục đi tiểu nhiều lần
trong ngày. Trong trường hợp này, nên nhớ hỏi xem người nhà đã có cho bé uống
“nước mát” không. Nước mát thường được cho bé uống trong mùa nóng nực để giải
nhiệt là nước mía lau, rễ tranh, râu bắp, mã đề... Các loại này vẫn được bán ở ngoài
chợ, như một loại thuốc nam mà nhà nào cũng hay mua về nấu uống cho “giải nhiệt”
trong mùa nắng nóng. Một tập quán đã có từ lâu đời. Cần biết rằng đây là các loại
thuốc có tính lợi tiểu (diuretic), uống vào làm cho đi tiểu liên tục. Trong trường hợp
ba mẹ không cho con uống thì hỏi xem bé có sống chung với người lớn tuổi như
ông bà nội ngoại không, nếu có thì thường do người lớn trong nhà cho uống. Ngưng
uống nước mát, bé hết “bệnh” ngay. Gọi là “mát”, thực ra các loại thuốc đó gây tiểu
nhiều, làm nóng bức trong người, buộc phải uống nhiều nước thêm. Và cái vòng
luẩn quẩn cứ thế tiếp diễn. Thường tôi khuyên bà mẹ ngưng cho bé uống và tự
mình nên uống “nước mát” đó nhiều lần trong ngày. “Để làm gì?” bà mẹ ngạc nhiên
hỏi. “Để đi tiểu suốt ngày chơi cho biết thế nào là nước mát!”. Tôi nói.

Bé vàng da: Bé ba bốn tháng trở đi hay bị vàng da. Bé vẫn khỏe mạnh, bụ bẫm.

Chỉ vàng da và vàng sậm ở lòng bàn tay, bàn chân, chóp mũi. Tròng mắt không
vàng, nước tiểu không vàng. Ba má bé dễ nghĩ đến viêm gan... và rất lo lắng, đưa
con đi bác sĩ. Khám, xét nghiệm âm tính. Nhưng cũng cho một lô thuốc! Thực ra nếu
hỏi kỹ về dinh dưỡng sẽ thấy bé đã được cho ăn quá nhiều cà-rốt, củ dền, bí đỏ, đu
đủ... và do đó thừa caroten. Cách chữa duy nhất là ngưng các loại rau củ có màu
vàng như đã kể trên trong hai tuần lễ. Bệnh sẽ tự nhiên khỏi. Không hiểu do đâu, bà
mẹ trẻ nào cũng cứ “khoai tây cà rốt” như là... bà mẹ Tây chính cống vậy, thực ra
các thứ khoai lang, rau muống... có khi còn tốt hơn và dễ kiếm hơn. Sách Tây dạy
cho các bác sĩ ở trường Y cứ sao chép như bên Tây nên bác sĩ cũng khuyên bà mẹ
như... Tây khuyên. Nhiều bé bị nghi là bệnh gan, bị đè ra lấy máu xét nghiệm và bắt
uống thuốc gan nhiều tháng, vừa tốn tiền, vừa hành hạ bé tội nghiệp. Tôi từng thấy
có nơi xét nghiệm thấy bé vàng da, bắt cữ ăn đến mười lăm thứ thức ăn, làm sao bé
lớn nổi.

Bé bón: Tội nghiệp nhất là các bé bú sữa mẹ, năm bảy ngày mới đi tiêu một

lần, bà mẹ tưởng bé bón bèn bơm cho bé một ống thuốc. Nhiều lần như thế, ruột bé
sẽ không hoạt động nữa, cứ chờ cho đến khi được bơm một ống thuốc vào hậu
môn mới chịu đi như một phản xạ có điều kiện. Trong khi thực ra bé không hề bị
bón. Nhắc lại là một bé bú sữa mẹ, có khi năm bảy ngày mới đi tiêu một lần cũng
được coi là bình thường, nếu phân vẫn mềm. Ấy là vì sữa mẹ rất bổ dưỡng, được
hấp thu trọn vẹn, không còn chất bã. Bà mẹ vì “suy bụng ta ra bụng bé”, nghĩ rằng
mỗi ngày phải đi tiêu một lần mới tốt. Bé khác với ta, bé có thể mỗi ngày bú hằng
chục lần, còn ta mỗi ngày chỉ ăn có ba bữa. Ta mỗi ngày có thể đi tiêu một lần còn
bé không nhất thiết vì thức ăn không giống nhau. Nên nhớ các loại thuốc bơm hậu
môn rất nóng rát, gây kích thích niêm mạc trực tràng rất mạnh, tạo co bóp dữ dội,
gây đau bụng và điều quan trọng, nếu bơm nhiều lần sẽ làm mất phản xạ co bóp
trực tràng để tống phân ra ngoài. Lâu ngày, bé bị lệ thuộc thuốc và chờ bơm mới đi
cầu được. Từ bón giả thành bón thật. Nếu bé đủ lớn, cho ăn thêm bột, rau trái, có
chất bã, bé sẽ đi tiêu tốt hơn. Trong những trường hợp bón giả bị bơm đít hằng ngày
như vậy tôi thường khuyên bà mẹ ngưng bơm cho bé mà hãy... bơm cho mình. “Để

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.