182
Tủ sách Nuôi con – http://sachx.com
một thứ sirop ho của người lớn, dù cha mẹ bé đã cẩn thận bớt lượng thuốc đi? Một
câu nói đã cũ có lẽ nhắc lại cũng không đến nỗi thừa: “Trẻ con không phải là một
người lớn bé nhỏ!” Cho nên không nên kinh suất mà phải lo lắng, thận trọng nhiều
hơn, mỗi khi bé ốm đau.
Nhưng lo lắng cho con là một chuyện, lo lắng đến nỗi mất bình tĩnh, ai bày vẽ gì
cũng nghe, chạy thầy chạy thuốc không đúng chỗ chỉ làm mất thì giờ, làm cho bệnh
nặng thêm, khó chữa thêm và đôi khi còn làm bé nguy hiểm đến tính mạng. Diễn
tiến bệnh ở bé rất mau chóng, không phải “tà tà” như ở chúng ta. Yếu tố thời gian do
đó rất quan trọng nên không thể đem bé làm “thí nghiệm” khơi khơi được. Nghĩa là
không thể cho bé uống thử thuốc này, thuốc nọ, mang bé đi thử thầy này, thầy khác
được.
Lúc nào thì phải đưa bé đi bác sĩ?
Có bà mẹ bản tính lo lắng, hở một chút đã lo cuống lo cuồng, khi con hắt hơi sổ
mũi đã nghĩ đến chuyện viêm phổi, con mới nhức đầu đã nghĩ đến chuyện màng óc,
con đau bụng đã sợ ruột dư và vội vã chạy ngay đến bác sĩ. Có bà thì bình thản lãnh
đạm nên chỉ khi nào con đau nặng mới đi bác sĩ. Có bà phải coi được ngày tốt mới
chịu đi. Tài chánh cũng đóng một vai trò quan trọng trong thời buổi này. Đi khám ở
bệnh viện thì chờ đợi mất thì giờ, khám ở phòng mạch tư thì không có tiền, nhất là
thuốc men khá đắt!
Tuy nhiên theo tôi, tốt hơn hết là ta nên đưa bé đi khám từ lúc bé chưa đau ốm
gì cả! Thực tế, nếu ta đưa bé đi bác sĩ khi bé chưa đau ốm, ta phòng tránh cho bé
được nhiều thứ bệnh nguy hiểm, ta cũng sẽ yên tâm, bình tĩnh khi bé ốm đau, chớ
không hốt hoảng để phản ứng tai hại. Sau khi bé rời nhà hộ sinh, ta có thể mang bé
đến phòng sức khỏe trẻ em ở địa phương. Tại đây sẽ cân đo và thiết lập hồ sơ sức
khỏe cho bé, căn dặn lịch chích ngừa... Cái gọi là khám trẻ lành mạnh. Bác sĩ sẽ
theo dõi không những để phát hiện những triệu chứng đầu tiên của bệnh tật hầu
chữa trị kịp thời, ngăn ngừa những bệnh nguy hiểm, mà còn theo dõi sự phát triển
toàn diện của cơ thể và tâm thần, xã hội của bé. Điều chắc chắn về phần chúng ta là
sẽ mất thì giờ chút ít, (còn hơn đợi cho bé đau ốm thực sự mới chữa thì còn tốn thì
giờ hơn nhiều!), bù lại ta được yên tâm về mặt sức khỏe của bé. Bác sĩ sẽ cấp cho
bé một Sổ sức khỏe trong đó ghĩ rõ những bệnh đã được chích ngừa, những bệnh
tật của bé từ lúc sơ sinh, những giai đoạn phát triển tâm cơ, chiều cao, cân nặng...
Sổ sức khỏe đó bé sẽ dùng được suốt đời. Khi đi xa, nhờ có sổ sức khỏe, một bác
sĩ nào khác cũng biết rõ bệnh tật, tánh tình của bé từ thuở nhỏ và tiếp tục điều trị
cho bé dễ dàng như một bác sĩ quen.
Dưới 3 tuổi, bé có thể bệnh nặng mà không nóng gì cả, có khi chỉ hâm hấp sốt,
có khi còn bị lạnh nữa! Từ 3 tuổi đến 6 tuổi, bé có thể nóng bất thần, rất dữ (39° -
40°C) làm kinh nữa mà không phải là bệnh nặng, chỉ cảm cúm, viêm họng chút đỉnh
thôi! Từ 8 tuổi trở đi, thân nhiệt trẻ mới điều hòa, giống như ở người lớn và lúc đó
nhiệt độ cao là một triệu chứng của bệnh. Như vậy, dưới 8 tuổi ta không thể căn cứ
vào nhiệt độ để biết bé bệnh nặng hay nhẹ được. Đặc điểm thứ hai nữa là diễn tiến
bệnh rất mau lẹ. Bé mới chơi buổi sáng, buổi chiều đã nằm vùi; mới cười cợt đó
bỗng khó thở, khò khè, tay chân lạnh ngắt, xuất mồ hôi; mới mập mạp bụ bẫm, ỉa
chảy một buổi đã “xẹp lép” thấy rõ; mới chạy nhảy chơi giỡn buổi trưa, chiều đã
nóng vụt lên, làm kinh bần bật... Cơ thể bé yếu đuối, nhiều hệ chưa hoàn hảo, nhất
là hệ thần kinh còn non yếu, dễ làm kinh, dễ lạnh dễ nóng; cơ thể lại được cấu tạo
với 75% nước nên khi nóng nhiều, ỉa chảy là xọp ngay vì mất nước, vì thế mà phải
chữa sớm và đúng cho bé.