VIẾT CHO CÁC BÀ MẸ SINH CON ĐẦU LÒNG - Trang 185

184

máu đâu cần phải mang ngay đến bác sĩ chuyên khoa bệnh trĩ...

Có lần tôi nghe một người hỏi: ở đây bác sĩ có chuyên khoa về tai không?

Tưởng gì, hóa ra bé có cái nhọt ở... vành tai. Vậy thì chính là một bác sĩ tổng quát
sẽ chữa cái nhọt thông thường đó chớ không phải là bác sĩ Tai Mũi Họng. Một người
bạn tôi có đứa con bị ói, đã mang đến một bác sĩ ngoại khoa, ông này cho chụp
phim X quang, siêu âm các thứ nhưng nguyên nhân ói chỉ là pha sữa không đúng
cách! Một bé khác bị phong đòn gánh, làm kinh, đã được mang đến một bác sĩ thần
kinh tâm lý...

Dĩ nhiên chỉ những bác sĩ chuyên khoa mới thực uyên thâm trong phạm vi của

họ. Họ lành nghề và ta có thể hoàn toàn đặt tin tưởng nơi họ. Nhưng phải nhận là
họ chỉ lành nghề trong phạm vi chuyên khoa thôi, họ không để ý đến những vấn đề
khác. Nhưng biết lúc nào phải đi bác sĩ chuyên khoa và đi bác sĩ chuyên khoa nào
chính là vị bác sĩ tổng quát, người bác sĩ của gia đình. Họ như một người bẻ “ghi”
đường xe lửa, giúp ta đi đúng hướng. Những bệnh thông thường họ sẽ chữa cho ta,
khi cần đến chuyên khoa sâu, họ chỉ ta đi đúng chỗ, đúng lúc.

Tại phòng khám:

Khám bệnh cho người lớn dễ dàng bao nhiêu thì khám cho bé khó khăn bấy

nhiêu. Bé dưới 3 tháng và trên 5 tuổi thì còn đỡ một chút vì dưới 3 tháng bé chịu
nằm yên cho ta muốn làm gì thì làm, trên 5 tuổi bé đã hiểu biết chút ít, có thể trả lời
những câu hỏi của bác sĩ, nhưng trẻ nào cũng rất khó chịu khi bi khám bệnh. Còn
hầu hết thì bé đâu có chịu ngồi yên cho khám. Bé vùng vẫy, la hét, có khi đạp cho
ông bác sĩ một đạp, giựt ống nghe, giựt kiếng cận mới khổ chứ! Không kể bé tè vào
người ông ta! Bé lại không biết nói nên bà mẹ phải biết rõ bệnh tình của bé để “khai”
với bác sĩ. Nhiều bà mẹ ẵm con đi bác sĩ mà không biết rõ bệnh của con mình.
Chẳng hạn khi bà khai con bị tiêu chảy nếu hỏi thêm chi tiết như tiêu một ngày bao
nhiều lần, phân ra sao thì bà ngẩn người ra. Khi bà “khai” bé ho thì bác sĩ thế nào
cũng hỏi thêm ho nhiều hay ít, ho sáng hay chiều, ho từng cơn đỏ mặt, ói mửa hay
ho khan từng tiếng... Những chi tiết đó quan trọng lắm, vì chỉ cần hỏi kỹ những chi
tiết như thế là có thể định bệnh xong. Khám bằng ống nghe, bằng các máy móc là
cần thiết nhưng khám bằng nào thì phần “hỏi” vẫn là phần chánh yếu. Một số bà mẹ
ẵm con đi khám bác sĩ không chịu nói gì cả, có thể bà hoàn toàn tin cậy nơi ông bác
sĩ với cái ống nghe, cái đèn pin, cái cây đè lưỡi hoặc với các kỹ thuật siêu âm, nội
soi, chụp cắt lớp là đủ biết rõ bệnh con bà, hoặc cũng có thể bà không tin cậy ông
bác sĩ nên lặng thinh để xem ông ta đoán ra bệnh không, tức là một cách “đố” bác sĩ
chơi! Bác sĩ Schweitzer kể lại câu chuyện ở Lambaréné (Phi châu) như sau: Một lần
nọ ông mổ cườm cho một bà già. Mổ xong, mấy ngày sau lúc mở băng, ông hỏi có
thấy được không, bà ta trả lời: Ông là bác sĩ đã mổ cho tôi thì ông phải biết điều đó
chứ! Sao lại hỏi tôi? Rồi từ chối không chịu cho biết là bà đã thấy được chưa?

Nhưng nếu chỉ có một số ít các bà mẹ không chịu “hợp tác” với bác sĩ bằng

cách khai bệnh cho con, thì một số rất lớn – nếu không muốn nói là hầu hết – các bà
mẹ bế con đến khám bác sĩ không chịu cởi bỏ nón, áo ấm, áo dài, áo ngắn của bé.
Bà ngại cởi áo ra bé sẽ bị “trúng gió”. Khi bé bắt đầu có dấu hiệu bệnh, bà mẹ
thường mặc cho bé vài ba cái áo thường, một cái áo ấm; trùm cái khăn lông kín mít,
đầu đội cái nón len, chừa có cái mặt vì sợ gió. Lúc bác sĩ cần khám ngực cho bé, bà
chỉ vén áo bé lên rồi mau mau đậy lại. Gặp bác sĩ khám cẩn thận, bắt bà cởi bỏ áo
bé ra bà ngạc nhiên và lo lắng lắm! Lo vì sợ bé trúng gió (nhưng nhiều bé ngộp hơi
gần chết trong đống quần áo chăn mền thì bà không để ý tới!). Lồng ngực bé tí xíu,
to bằng bàn tay, nếu chỉ vén áo bé lên thì đống áo dầy cộm đó đã che lấp hết cả

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.