185
lồng ngực. Bác sĩ bệnh quá đông thì cũng mặc kệ, đặt cái ống nghe cho có chừng
rồi viết toa cho xong. Hỏi han đã mất thì giờ, bảo cởi bỏ áo bé ra để khám còn mất
thì giờ hơn! Bà thím tôi kể chuyện đi khám ở một vị bác sĩ đông khách nọ, mỗi lần
khám cho 4, 5 em một lượt. Hỏi qua loa vài câu, đặt ống nghe, nghe một lượt mấy
em, rồi viết toa thuốc. Khám xong về bà không dám cho bé uống thuốc vì sợ bị giao
toa lầm. Mà đã có không ít trường hợp lầm như thế xảy ra.
Tôi chắc là các bác sĩ chuyên về nhi khoa không ai khám kiểu đó, chắc chắn là
họ sẽ hỏi han cẩn thận – vắn tắt, đầy đủ, rõ ràng, không cần dài dòng – và khám cẩn
thận. Để khỏi mất thì giờ, để hợp tác và giúp đỡ bác sĩ trong việc tìm bệnh và chữa
trị cho bé, ta nên khai rõ bệnh của bé cho bác sĩ biết, trả lời rõ ràng, chính xác các
câu hỏi. Muốn vậy, ngay khi bé nhuốm bệnh, ta phải chịu khó theo dõi kỹ, quan sát
kỹ những triệu chứng xuất hiện, cũng như tiến triển của bệnh để nói cho bác sĩ biết.
Tại sao phải trả lời chính xác? Vì có những chi tiết quan trọng giúp định bệnh mau
chóng. Chẳng hạn ho từng tràng dài, đỏ mặt tía tai, ói sau cơn ho thì chắc là ho gà
rồi! Tiêu ra máu mà máu tươi thì bệnh khác, máu đen là bệnh khác, máu trộn với
đàm nhớt lại bệnh khác. Đau bụng từng cơn khác xa với đau liên tục, đau âm ỉ khác
với đau lăn lộn... Vàng da mà vàng ngay lúc mới sinh là bệnh khác và vàng da vài
ngày sau khi sinh là bệnh khác. Vàng da mà phân cũng vàng thì khác xa với vàng
da mà phân trắng... Bác sĩ sẽ đặt những câu hỏi để hướng về phía chẩn đoán chính
xác. Biết rõ bệnh bé, trả lời chi tiết là giúp bác sĩ nhiều lắm và dĩ nhiên là giúp cả ta.
Cởi bỏ hết chăn mền, quần áo bé ra – giữ lại một
cái mỏng để tránh gió thôi – nhưng trong lúc khám
nếu bác sĩ bảo bỏ ra thì cũng bỏ luôn.
Nguyên tắc khám cho một bé là bé phải hoàn
toàn trần truồng. Vì ngoài sự hỏi han, nghe phổi, tim,
nắn bụng, gõ phản xạ... phải nhìn kỹ bé xem ở da có
nổi gì chăng, xem bé có tật ở tay chân, ở hậu môn, ở
bộ phận sinh dục gì chăng? Đó là khám lần đầu. Những lần sau khám đơn sơ hơn,
chú trọng nhiều về chứng bệnh hiện tại, nhưng cũng lướt qua các giai đoạn cần thiết
tùy phương pháp của mỗi bác sĩ. Để khỏi quên đầu quên đuôi, tốt hơn, có lẽ ta nên
ghi ra giấy các triệu chứng bệnh tình của bé và những thứ thuốc đã dùng để bác sĩ
xem. Khi bác sĩ cần biết thêm chi tiết nào sẽ hỏi thêm.
Thường các bác sĩ sẽ hỏi kỹ về cách ăn uống của bé. Nhiều bà mẹ ngạc nhiên
sao bé ỉa chảy hay bị nóng mà bác sĩ cứ hỏi toàn chuyện ăn uống, bú sữa gì, pha
bao nhiêu nước, bao nhiêu sữa, ngày mấy làn... toàn chuyện vớ vẩn! Tuy nhiên có
những trường hợp bé tiêu chảy hay nóng sốt chỉ vì không chịu một thứ sữa nào đó,
hay cách pha chế không đúng. Chỉ cần sửa thực đơn một chút bé sẽ hết bệnh trong
khi uống hằng tá kháng sinh không hết mà còn có hại!
Tiền sử cũng quan trọng không kém – bác sĩ sẽ hỏi kỹ trong lần khám đầu tiên
thôi – về tiền sử cá nhân, gia đình và sinh sản. Những điều đó rất quan trọng để biết
rõ về tình trạng sức khỏe bé. Một bé sinh khó, sinh ra không khóc ngay sẽ lôi thôi
hơn một bé sinh dễ dàng. Bé sinh đôi, sinh thiếu tháng cần săn sóc, nuôi dưỡng đặc
biệt; bé có ba má, ông bà bị suyễn có thể bị suyễn và phải tránh không được dùng
một số thuốc dễ gây phản ứng. Bé có người thân bị lao phổi chẳng hạn dễ bị lao
phổi...
Tóm lại, khi đến khám lần đầu, bác sĩ sẽ làm hồ sơ sức khỏe cho bé một cách
kỹ lưỡng, những lần khám sau đó sẽ dễ dàng hơn nhiều vì chỉ cần xem chứng bệnh