187
Khám tổng quát: (phần bác sĩ)
Hô hấp, tuần hoàn
Tiêu hóa
Bài tiết
Sinh dục
Thần kin – Hạch tuyến
Tai mắt mũi họng, răng
Chú trọng nhiều về chứng bệnh hiện tại
Hướng chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt.
Sau phần hỏi đến phần khám bệnh. Nhiều người than phiền bác sĩ khám mau
quá. Một người nói với tôi: Đưa con đi bác sĩ X vì ông có tiếng chớ thấy cách khám
của ông sao mà mau quá, đặt ống nghe vô là lấy ra liền, khó tin nổi! Khám lâu hay
khám mau tùy trường hợp. Nếu khám lần đầu và khám tổng quát thì lâu. Gặp một
trường hợp khó quyếtv đoán cũng khám lâu. Trường hợp khám lại dĩ nhiên là mau
rồi, và nếu gặp trường hợp bệnh không khó lắm thì bác sĩ chỉ nghe nói, chỉ nhìn qua
cũng đã biết bệnh rồi! Tùy theo triệu chứng, bác sĩ nghĩ về bệnh gì sẽ khám kỹ về
hướng đó. Không thể bảo phải khám thế này, phải khám thế kia, cũng như ta không
ngạc nhiên khi đứa bé ỉa chảy mà bác sĩ khám họng, hay bé ho mà khám... hậu
môn! Trung bình khám cho một bé khoảng năm mười phút.
Xét nghiệm:
Một đôi khi bác sĩ cho làm một vài xét nghiệm cần thiết để giúp việc định bệnh
chính xác hơn. Các xét nghiệm thông thường là thử máu, thử phân, thử nước tiểu,
thử vi trùng cổ họng, thử mủ, chụp phim X quang, siêu âm... Ở các bệnh viện,
dưỡng đường, chuyện xét nghiệm này gần như “bắt buộc” nhưng ở phòng khám,
đối với trẻ nít chỉ thực sự cần thiết bác sĩ mới phải cho làm. Cũng chỉ có bác sĩ mới
biết là lúc nào nên làm và phải làm gì. Tôi thấy có nhiều người “biết quá nhiều” tự
động mang con đi thử máu, chụp phim X quang, siêu âm các thứ trước, rồi mới
mang bé đến bác sĩ khám sau. Như vậy, đôi khi thực vô ích, có hại cho bé. Nhiều
người đến bác sĩ yêu cầu cho bé thử máu hay thử họng, chụp phim... Ngược lại có
người nghe bác sĩ bảo cho bé đi thử máu đã sợ hãi, từ chối ngay. Thực ra không
cần phải yêu cầu. Thấy cần, bác sĩ đã “bắt” làm rồi, còn khi chưa cần hay không cần
thì làm thêm các xét nghiệm đó nữa mà chi? Hiện nay lại có tình trạng lạm dụng các
kỹ thuật cao, các thứ thuốc này nọ rất không nên. Những ngày có dịch sốt xuất
huyết, nhiều bà mẹ tự động cho con đi thử máu hay đến yêu cầu bác sĩ cho thử, có
khi chưa nóng hay vừa mới nóng, bác sĩ chiều ý thì cũng cho thử chơi... cho vui,
nhưng sẽ làm cho bé hoảng sợ, bị đau một cách vô ích, vì thử má ngay lúc vừa
nóng chưa “thấy” gì cả, vẫn bình thường. Cũng có những trường hợp thử máu ngày
đầu không có gì, bà mẹ yên chí tưởng con mình không sao nên không để ý quan sát
kỹ các triệu chứng bác sĩ đã căn dặn; 2, 3 ngày sau bệnh trở nặng bất ngờ trở tay
không kịp! Trong bệnh thương hàn phải đợi đến ngày thứ 7 trở đi mới có thể thử
huyết thanh định bệnh được (Nay đã có những thử nghiệm sớm hơn). Chụp phim X
quang, siêu âm cũng vậy, gặp những trường hợp cần thiết bác sĩ mới cho làm.
Nhiều khi bé có triệu chứng sưng phổi, khám nghe rất rõ mà chụp phim X quang
chưa thấy gì vì còn sớm quá!
Toa thuốc: