188
Khám bệnh xong, bác sĩ thường giải thích cho ta biết bệnh tình của bé, hoặc
không có gì nguy hiểm hoặc phải trông nom đặc biệt để kịp thời phát hiện những
triệu chứng tiềm ẩn, có khi cũng giải thích cách điều trị nữa để ta hiểu rõ mà cộng
tác với ông ta. Điều này rất quang trọng. Thí dụ có những thứ thuốc cần uống riêng,
có những thứ lại có thể hòa chung với nhau uống cho đỡ ngán, đỡ mệt bé: có thuốc
phải uống cách nhau 12 tiếng đồng hồ, có thứ 4 tiếng phải uống cách nhau 12 tiếng
đồng hồ, có thứ 4 tiếng phải uống một lần, có thứ phải uống với nhiều nước hoặc
pha chế đặc biệt. Bác sĩ phải căn dặn ba má bé cẩn thận và phải ghi rõ trong toa.
Thời gian, liều lượng thuốc rất quan trọng ở trẻ con. Có nhiều trường hợp trúng độc
vì dùng thuốc không đúng lượng, không có ý kiến của bác sĩ mà thân nhân bé tự ý
khai bệnh mua ở nhà thuốc tây. Nhưng quan trọng hơn có lẽ là cách ăn uống (dinh
dưỡng) của bé. Nhiều trường hợp thuốc men là phụ mà cách ăn uống là chính, như
trong bệnh ỉa, mửa ở trẻ con chẳng hạn. Có khi chỉ cần thay đổi cách ăn uống cũng
hết bệnh. Thường bà mẹ nào cũng có xu hướng bắt bé kiêng cữ quá đáng trong lúc
bệnh. Nếu bác sĩ quên dặn cách cho bé ăn uống thì phải hỏi và hỏi kỹ.
Một toa thuốc cần được viết rõ ràng – Nếu bác sĩ viết không rõ phải hỏi lại. Có
một số bác sĩ viết “chữ bác sĩ” trong toa thuốc, nghĩa là không ai đọc được cả! Các
bác sĩ ngày nay ai cũng ráng viết rõ ràng hoặc đánh máy để khỏi gây lầm lẫn tai hại.
Trẻ em rất nhạy cảm với các loại thuốc, dễ ngộ độc lắm!
Bác sĩ TH. Kể chuyện có lần ông cho một bé thứ thuốc Ménarex là thuốc cầm
máu, nhà thuốc bán Mérinax là thứ thuốc ngủ. Báo hại bà mẹ hết hồn thấy bé uống
thuốc xong gục xuống... tưởng đi luôn, vác đến bắt đền ông bác sĩ! Có lần một
người quen tôi nhờ xem một toa thuốc thấy bác sĩ cho Assibiol là thứ thuốc bổ mà
nhà thuốc bán Ascabiol là thứ thuốc xức ghẻ! Tóm lại phải kiểm soát kỹ toa thuốc
có đúng tên bé không, chữ nào đọc không rõ phải hỏi lại. Muốn đổi thuốc tương tự
cũng phải hỏi lại. Nếu có nghi ngờ bác sĩ cho thuốc lầm hay không đúng lượng cũng
phải hỏi lại. Tất cả sự thận trọng đó là vì sức khỏe bé.
Chúng ta cũng thường có thói quen dùng lại toa cũ khi thấy bé có bệnh tương tự
như lần trước hay lấy toa của anh chị dùng cho em... Tôi có lần chữa cho một bé,
lúc hết bệnh, đổi toa thuốc, lấy lại toa cũ để lưu thì bà ngoại bé nói:
Chi vậy bác sĩ! Để tôi để dành, chừng nào nó đau hay em nó đau mua lại
uống!
Có người còn tử tế truyền bá toa thuốc cho người khác nữa chứ! Việc đó thực
tai hại. Không có trẻ nào giống trẻ nào, và bệnh lần này cũng không chắc giống lần
trước. Cũng một chứng nóng nhưng có thể là cảm cúm, có thể là sốt thương hàn,
sốt xuất huyết, ban đỏ, viêm ruột thừa...
Mặt khác, đã không uống thuốc thì thôi, uống thì uống cho đúng liều lượng. Bác
sĩ dặn uống 4 lần mà chỉ uống 2 lần thì không thể tránh sao thuốc uống không khỏi
bệnh. Dặn uống 1 muỗng mà bé nhổ ra hết hai phần cũng vậy. Thời gian dùng thuốc
còn quan trọng hơn. Có thứ chỉ cần uống vài hôm, thứ phải uống vài tuần mới hết
bệnh. Nếu cần phải tái khám.
Chích thuốc:
Có người đòi bé phải được chích 2, 3 mũi mới “khoái”! Nhiều bác sĩ chiều ý bà
mẹ, chích cho bé 2, 3 mũi đau điếng cho bà mẹ... vui lòng. Thực ra, chích hay không
chích là chuyện của bác sĩ. Thấy cần chích thì chích. Thí dụ, bé làm kinh, không thể
không chích để bé giựt hoài sẽ tổn thương hệ thần kinh, bé ói mửa hoài không uống