190
Khi bé phải vào bệnh viện:
Không như ở các nước Âu, Mỹ, một bé khi vào bệnh viện hay dưỡng đường thì
cha mẹ chỉ được thăm bé có giờ giất nhất định, còn mọi việc săn sóc bé đã có nhân
viên điều dưỡng lo. Bác sĩ đến giờ đi thăm bệnh, điều dưỡng đến giờ thì phát thuốc,
chích thuốc, săn sóc. Tại ta, khi con vào bệnh viện thì chính cha mẹ vẫn ở bên cạnh
để lo cho bé ăn ngủ và uống thuốc nữa. Như vậy vai trò của người mẹ quan trọng
hơn nhiều. Mẹ phải biết canh giờ cho con uống thuốc theo lời dặn của bác sĩ hay
điều dưỡng. Biết cách cho ăn uống... Và cần nhất là phải biết theo dõi bệnh để kịp
thời báo cho bác sĩ biết khi có triệu chứng khác thường. Sự cộng tác đó rất cần
thiết nếu không bác sĩ không biết bệnh trạng bé diễn tiến ra sao để thay đổi thêm
bớt thuốc. Dĩ nhiên bất đắc dĩ bé mới phải nằm bệnh viện. Ở đó, sẽ có một số
những bó buộc, bé sẽ thấy cô đơn hơn, lo sợ hơn vì không được gần anh chị em
trong nhà, không khí khắt khe hơn vì chung quanh có những người lạ.
Bác sĩ không có tình cảm?
Tôi vẫn thường được nghe những lời trách cứ rất có lý của các thân nhân trẻ
bệnh về thái độ của bác sĩ, ý tá, nhất là các bác sĩ, ý tá tại bệnh viện. Họ lạnh lùng
quá, họ có vẻ dửng dưng, thản nhiên trước nỗi đau khổ, lo lắng của ta? Trong lúc ta
cuống cuồng, khóc bù lu bù loa mà họ cười cười nói nói như không. Họ tàn ác quá,
họ thiếu tình thương, thiều tình cảm? Nhưng thực ra vấn đề không giản đơn như
vậy. Tưởng tượng họ cũng lính quính, hốt hoảng, lo lắng như ta trước bé bệnh thì
họ còn làm được trò trống gì nữa? Họ làm sao đủ sáng suốt để tìm bệnh và trị bệnh
cho bé? Nói cách khác, họ sẽ kh6ong còn là bác sĩ, điều dưỡng nữa rồi! Khi con bác
sĩ đau ốm, hay chính họ đau ốm, họ cũng lính quính, lo sợ y như ta vậy và vì thế ít
khi họ chữa lành bệnh cho người thân hay chính họ, họ phải nhờ đến đồng nghiệp
khác. Vả lại, nếu họ cũng phản ứng như ta, cũng lo sợ, hốt hoảng trước bé bệnh
như ta, thì mỗi ngày họ tiếp xúc với vài chục trẻ bệnh nặng, với vài chục bà mẹ đầy
âu lo, khắc khoải, họ sẽ ra sao? Liệu họ chịu đựng nổi một tuần lễ mà khỏi vào nhà
thương điên chẳng? Dĩ nhiên tùy trường hợp. Nếu bé có vẻ nặng đối với ta, mà họ
thản nhiên như không thế là đáng mừng rồi, nghĩa là bệnh trạng bé không có gì
đáng phải lo lắng lắm! Nhiều khi họ còn cười ta, hoặc “rầy” ta đã hốt hoảng vô ích.
Trái lại, lúc họ tỏ vẻ lo lắng, chăm chú đặt hết tinh thần vào việc tìm bệnh chữa bệnh
cho bé, thế là đáng lo cho ta rồi; hoặc họ thở dài, họ lắc đầu là tình trạng bé nguy
kịch. Lúc đó tôi tưởng không có bác sĩ nào còn cười cợt vui đùa được nữa! Nhưng
họ chỉ có vẻ khẩn trương, chú tâm chứ tuyệt nhiên không mất bình tĩnh, lính quýnh.
Có như vậy họ mới đủ sáng suốt làm sứ mệnh của họ.
Còn nhớ hồi học xong dự bị y khoa, bước vào năm thứ nhất, tôi cũng mang áo
blouse trắng theo các anh lớn thăm bệnh ở bệnh viện. Lúc đó mũ tôi còn nghe thấy
mùi hôi thúi, mắt còn gớm cảnh máu mủ, tai còn run sợ vì những tiếng rên siết, lòng
còn thấp thỏm âu lo vì sợ lây bệnh, tôi chỉ đứng lấp ló bên cạnh, không dám hít
mạnh sợ vi trùng vào phổi, không dám mó tay vào chỗ dính mủ, máu... Đến năm thứ
hai học mổ xác chết thì cả tháng không dám gắp lấy miếng thịt, không dám ăn phở!
Năm thứ ba tập sự gác nhà thương thì sợ ma, nghe con nít khóc không ngủ được,
lúc có bệnh nặng gọi thì phải kéo nhau đi hai đi ba bạn cho đủ bình tĩnh đối phó...
Từ năm thứ tư đã quen mùi nhà thương, có thể nói cười trước cảnh nhăn nhó của
bà sản phụ, đùa với nhau lúc hai tay còn dính mủ và... quần áo lem luốc những cứt
đái trẻ con, nghe hằng trăm bé khóc nhao nhao không còn thấy chóng mặt. Rồi dần
dần nghe ghiền mùi... “hột vịt lộn” của Từ Dũ, Hùng Vương, mùi... “tai nạn” ở bệnh
viện Chợ Rẫy, mùi nước tiểu, phân, tiếng la khóc của trẻ con ở bệnh viện Nhi