VIẾT CHO CÁC BÀ MẸ SINH CON ĐẦU LÒNG - Trang 3

2

Lời ngỏ

S

ao lại viếc cho các bà mẹ sinh con đầu lòng? Có đứa con nào mà chẳng là

con đầu lòng? Có đứa nào giống với đứa nào đâu? Mỗi đứa là một khám phá mới,
một ngạc nhiên mới cho ta. Nhưng dù sao, với đứa con đầu lòng chúng ta cũng bỡ
ngỡ nhiều hơn, vụng về nhiều hơn mà lo lắng cũng nhiều hơn... Bởi lần đầu chúng ta
“bỗng dưng” làm cha mẹ, chúng ta bị xáo trộn cả nếp sống, nếp nghĩ có từ trước,
chúng ta phải đối phó với những việc... vặt vãnh hằng ngày làm ta lúng túng không
ít: săn sóc bé, tắm rửa, vệ sinh, ăn mặc, bú mớm... rồi là những đêm quên ngủ,
những ngày quên ăn, khi bé ốm đâu bệnh hoạn.

Nuôi trẻ là một bản năng, một nghệ thuật hay một khoa học? Cả ba, có lẽ thế.

Là một bản năng, bởi không cần học hỏi ở bất cứ đâu, người mẹ cũng có thể nuôi
con đến ngày khôn lớn. Đói cho ăn, khát cho uống. Nóng làm cho mát. Lạnh làm cho
ấm. Nếu không bị lệch lạc đi, bản năng có thể là một hướng dẫn viên tốt. Là một
nghệ thuật, bởi hơn bất cứ một nghệ sĩ nào khách, người mẹ đã tạo nên một tác
phẩm sống: đứa con, một con người, một cá nhân. Săn sóc bé, dạy dỗ bé, nhìn
ngắm bé lớn lên là cả một nghệ thuật uyển chuyển đầy sáng tạo có mục đích cuối
cùng là giúp bé phát triển trọn vẹn nhất theo một khuôn mẫu định sẵn, nhưng là một
khuôn mẫu cá biệt, không giống một khuôn mẫu nào khác. Là một khoa học bởi nếu
có đôi lúc bản năng ngần ngại, nghệ thuật phân vân thì chính kiến thức khoa học sẽ
soi sáng con đường phải lựa chọn. Khoa học giúp ta hiểu rõ hơn để hứng dẫn hữu
hiệu hơn, khoa học giúp ta ngăn ngừa cho trẻ những bệnh tật hiểm nghèo...

Trong thời gian làm việc tại khoa Cấp cứu bệnh viện Nhi Đồng Sài Gòn, nay là

bệnh viện Nhi Đồng 1 TP. Hồ Chí Minh, tôi đã được chứng kiến hằng ngày những
cảnh bệnh hoạn, chết chóc của trẻ thơ mà phần lớn có thể tránh được hay giảm
thiểu được. Có những thứ bệnh mà ở các nước tiên tiến ngày nay chỉ có giá trị lịch
sử hay rất hiếm hoi như lao màng não, sốt bại liệt, uốn ván, bạch hầu... thì ở xứ ta
trẻ con vẫn còn gách chịu những tai ương đó không biết đến bao giờ!

Một vị giáo sư ngoại quốc chuyên về Cấp cứu Nhi khoa, nhờ tôi đưa đi thăm trại

bệnh truyền nhiễm để được xem... tân mắt cái “màng giả” trong bệnh bạch hầu và
những cơn co giựt của những bé bị phong đòn gánh vì cắt rún dơ bẩn. Ông thú thực
mới thấy lần thứ... hai. Trong khi đó sách của ông mô tả rất kỹ về những trường hợp
“cấp cứu” vì thúi tai, vì... trốn học. Còn thành kiến sai lầm thì kể sao cho hết! Những
thành kiến đã giết hại bao nhiêu trẻ thơ vô tội không thấy có trong sách giáo khoa y
học. Có những bé bị tiêu chảy không đáng nằm nhà thương mà phải nằm nhà
thương vì mẹ bé không dám cho uống nước; không đáng chết mà đành chết vì bị
cho uống sái phiện, nhựa bông... Có những bé bị làm kinh không đến nỗi nguy hiểm
đến tính mạng mà đành bỏ mạng vì tam xà đởm, mật gấu... hay mù mắt, sưng phổi
vì sả, chanh... Và thương tâm hơn hết là những bé bị bỏ đói đến còn da bọc xương –
được gọi là ban khỉ – hay sưng phù, lở loét, khờ khạo, quáng gà, lao phổi chỉ vì bà
mẹ bắt ăn kiêng quá đáng! Sốt xuất huyết là ban đen, sốt thương hàn là ban trắng...
và nhất định chỉ chữa thầy... ban! Nhiều khi tôi tưởng không dằn nổi cơn tức giận,
muốn gây gổ với những bà mẹ đó, nhưng nhìn lại họ, lòng bỗng thấy ăn năn. Có
phải lỗi ở họ đâu! Họ rất thành thật, rất tin tưởng những điều họ làm, họ nghĩ, mà
như thế cũng chỉ quá thương con.

Cho nên dù không có bao nhiều kinh nghiệm, tôi cũng xin gắng sức viết ra

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.