96
Tủ sách Nuôi con – http://sachx.com
nhanh), có trí khôn (biết cười, biết nói...) và vận động (biết lật, biết bò, biết đi, biết
chạy...). Thức ăn phải làm sao đáp ứng được cả 3 mặt đó: Có thứ thức ăn làm cho
mau lớn, gọi là thực ăn xây dựng; có thứ thức ăn giúp bé thông minh, chống bệnh
tật gọi là thức ăn bảo vệ và có thứ thức ăn giúp có đủ “nhiên liệu” để hoạt động gọi
là thức ăn vận động. Thiếu thứ nào cũng bị lệch lạc, bệnh hoạn. Để cho dễ hiểu, ta
hãy so sánh với một cái xe gắn máy: máy tốt chưa đủ, còn phải có bougie tốt (lửa
tốt) và phải có xăng nữa thì mới chạy được.
Thức ăn giúp đủ “nhiên liệu” (xăng) là những thứ cung cấp năng lượng như
đường, bột, gạo, bắp, khoai củ, mỡ, dầu (dầu phộng, dầu mẹ, dầu đậu nành...)
Thức ăn giúp phát triển trí khôn, mắt sáng, tai thính, linh hoạt, hoạt bát như
“lửa đốt” trong xe chính là những thức ăn có nhiều sinh tố, muối khoáng như rau, trái
cây (chuối, đu đủ, xoài, bí đỏ, cà rốt, rau muống, rau dền...)
Thức ăn giúp cao lớn, mau lên cân, tức thức ăn xây dựng gồm có cá, thịt,
trứng, sữa, đậu (đậu nành, đậu đen, đậu trắng...).
Nhiều bà mẹ ngạc nhiên thấy cho con ăn bột rất nhiều mà sao không thấy lớn?
Bởi vì còn thiếu hai thứ kia! Bột chỉ giúp nhiên liệu thôi, cũng như có xăng mà máy
hỏng, bougie chết thì cũng chịu! Ba nhóm thức ăn đó phải luôn luôn cân đối, cũng
như ba cái chân của một cái ghế, gãy một chân là ghế ngã liền!
Để cho dễ nhớ có lẽ ta nên lấy thí dụ đơn giãn hơn nữa: Đó chính là hình ảnh
ba ông táo! Bếp ăn của chúng ta xây dựng bằng ba ông táo! Thiếu một ông táo là đổ
nồi cơm ngay! Ta có thể gọi ba ông táo một cách khoa học là “Ông táo xây dựng”,
“Ông táo bảo vệ” và “Ông táo vận động” cho dễ nhớ vậy.
Hiểu ba nhóm thức ăn như vậy rồi vẫn chưa đủ, còn phải biết phối hợp các loại
thức ăn đó là sao cho ăn được ngon, ăn được nhiều và có đủ chất:
Khi ta ăn một chén xôi nấu với đậu, thêm nước cốt dừa, ăn với muối mè thì ta
có chất xây dựng (đậu), có chất bảo vệ (dừa) và chất vận động (dầu trong mè, dầu
trong dừa và nếp).
Khi ăn khúc bánh mì có thêm thịt, phết tí bơ và ít rau xanh, ta có đủ các chất:
bánh mì (bột), thịt (đạm), bơ (chất béo , cung cấp năng lượng) và rau xanh (vitamin,
khoáng).
Ngoài ra còn phải biết cho ăn theo lứa tuổi. Trẻ sơ sinh thì làm sao mà ăn
bánh mì thịt, xôi đậu được! Trẻ sơ sinh thì phải có sữa chứ! Điều kỳ diệu là trong
sữa có đủ cả “3 ông táo” một cách cân đối, cho nên trẻ chỉ cần sữa mẹ thôi là đủ
trong 4 tháng đầu sau đó mới bắt đầu cho ăn dặm thêm.
Ăn thêm dầu mỡ sợ khó tiêu?
Không sợ! Tốt nhất là dùng dầu ăn như dầu đậu nành, dầu mè, dầu phộng rất
tốt lại có sẵn. Các loại bơ, phó mát cũng là chất béo lấy từ sữa thôi không tốt gì hơn
dầu ăn của ta. Khi trẻ lên 6 tháng, ăn cháo thịt, cháo cá, nên nấu với nhúm rau
muống, rồi thêm vào mỗi chén 1 – 2 muỗng cà phê dầu ăn sẽ làm thức ăn mềm
hơn, ngon hơn và cũng cấp nhiều năng lượng hơn! Không nên kiêng dầu mỡ ở trẻ
em (trừ trẻ béo phì). Dầu mỡ rất cần cho trẻ như xăng cần để chạy máy vậy.
Vấn đề chất và lượng?
Bé ăn cả tô bự mà không mập mạnh bằng con người ta? Ăn cả tô bự rất tốt,
nhưng tốt hơn nữa là ăn hai hay ba tô bự! Trẻ vẫn thèm ăn thì cứ cho ăn! Sau đó