VIẾT CHO CÁC BÀ MẸ SINH CON ĐẦU LÒNG - Trang 99

98

Tủ sách Nuôi con – http://sachx.com

“thực thụ” mới bắt đầu cho bú! Không có gì sai lầm hơn! Cũng chính vì lý do đó mà
trẻ sơ sinh bị sụt cân trong mấy ngày đầu vì đói. Các nghiên cứu gần đây đều cho
thấy sữa non là thứ sữa đặc biệt, rất tốt, dành cho bé lúc mới sinh. Trong sữa non
có nhiều chất đạm, nhiều gấp 10 lần sữa thực thụ để giúp bé “xây dựng” cơ thể.
Những chất đạm đó là những viên gạch đầu tiên cho bé, bỏ phí đi rất uổng. Trong
sữa non có nhiều IgA, là chất miễn dịch tác động tại ruột, giúp bé tránh được các
bệnh đường ruột nguy hiểm ở thời sơ sinh. Lactoferrine giúp trẻ tạo máu và chống
nhiễm trùng, lysozyme vừa chống cả vi trùng lần siêu vi có nhiều trong sữa non.
Sữa non có lượng bạch cầu cao, đến 4000 bạch cầu trong mỗi mililit, chính các
bạch cầu này đã tạo ra IgA, Lactoferrine, Lysozyme và Interferon. Trong sữa non ít
mỡ và đường, do đó dễ tiêu, phù hợp với bộ tiêu hóa còn yếu của trẻ. Ngoài ra trong
sữa non còn nhiều vitamini A, chất Na và Zn cần thiết cho trẻ. Tóm lại, sữa non là
sữa tốt nhất dành cho trẻ mới sinh, đừng “dại dột” nặn bỏ đi rất uổng! Trái lại, không
nên cho uống nước đường, nước cam thảo trong những ngày đầu như xưa nữa.
Nếu bé yếu quá không nút được cũng nên nặn sữa non ra cho uống bằng muỗng,
coi như “thuốc bổ và thuốc chống bệnh tật” vậy!

Sữa mẹ ít quá, phải làm sao?

Ít quá thì làm cho nhiều lên. Muốn cho có nhiều sữa, đủ cho trẻ bú nên theo

những nguyên tắc sau đây:

 Cho bú sớm ngay khi bé mới sinh để tạo phản xạ tiết sữa tốt ở bà mẹ. Khi bé

nút thường xuyên núm vú mẹ thì phản xạ tiết sữa mới được thành lập.

 Phải cho bú nhiều lần trong ngày. Mỗi ngày có thể bú 10 – 12 lần, thậm chí 15

lần, kể cả đêm, không cần theo giờ giấc gì cả.

 Phải tự tin: Mẹ có tự tin, vui vẻ, thoải mái thì sữa mới tốt, mới nhiều. Mẹ cứ lo

âu, buồn bực, băn khoăn suy tính thì sữa sẽ cạn đi! Những lời nói ra, nói vào chung
quanh ảnh hưởng đến bà mẹ rất rõ. Do đó, người cha và bà nội, bà ngoại ở đây có
vai trò vô cùng quan trọng. Phải khuyến khích động viên và tạo hoàn cảnh nghỉ ngơi,
ăn uống đầy đủ để bà mẹ có nhiều sữa.

 Có nên dùng thuốc?: Các loại thuốc làm lên sữa phải có sự hướng dẫn của

thầy thuốc. Riêng các phưong pháp cổ truyền do kinh nghiệm của các thế hệ trước
có thể dùng được: đắp lá mít, đắp xôi, dùng lá từ bi, lá ích mẫu... Ngoài ra “giò heo
hầm đu đủ” với đậu thì ngon tuyệt. Cũng đừng quên trong sữa mẹ có đến 90% là
nước, vậy nên bà mẹ muốn có nhiều sữa phải uống nước nhiều, uống thêm sữa
đậu nành, sữa bò nếu có và ăn nhiều rau trái, kể cả trái cây chua để có nhiều
vitamin C.

Nếu đã làm đủ cách mà vẫn thiếu sữa?

Thì hoặc cho bú thép, hoặc cho bú thêm sữa nhân tạo vậy. Bú thép là bú nhờ.

Nhờ một người có nhiều sữa quá phải nặn bỏ bớt, có người vì bận đi làm, không về
cho con bú được, có thể cho bú thép. Bé không chịu bú thì nặn sữa đó ra lý cho
uống bằng muỗng cũng được. Ở các nước tiên tiến hiện nay người ta có “ngân
hàng sữa” để dành sẵn sữa mẹ, ai cần đến đó mua.

Còn dùng sữa nhận tạo thì sữa gì cũng tốt: sữa bò, sữa trâu, sữa dê, sữa lừa …

cũng được. Dĩ nhiên là không sao bằng sữa mẹ. Ở ta, hiện chỉ quen dùng sữa bò và
gần đây có dùng thêm sữa trâu. Trong trường hợp mẹ thiếu sữa thì nên cho uống
thêm sữa bò, sữa trâu, nhưng không nên cho bú bằng bình bú. Bú bình, bé sẽ quen
đi mà bỏ sữa mẹ luôn! Chỉ nên làm sữa trong ly, cho bé uống là tốt nhất. Uống thêm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.