99
Tủ sách Nuôi con – http://sachx.com
sau cữ bú mẹ. Phải pha sữa đúng cách và vệ sinh để bé không bị rối loạn tiêu hóa.
Mẹ bận đi làm?
Hiện nay thời gian nghỉ hộ sản là 4 tháng. Trong tương lai, có lẽ được nâng lên
để bà mẹ cho con bú mẹ. Vì vậy, phải tận dụng thời kỳ hộ sản này để cho bé bú. Bú
đầy đủ, đúng cách, sáu tháng đó sẽ là một “gia tài” vô cùng quý giá mà mẹ đã truyền
cho con. Các bà mẹ bận đi làm có thể “tranh thủ” cho bú sáng, nghỉ giữa giờ, trưa,
chiều và bú đêm thêm 3 – 4 cữ nữa cũng tạm đủ... Giờ khác, cho uống thêm sữa
bò. Lúc đi làm, căng sữa, nên nặn bỏ. Như vậy sữa sẽ ra nhiều hơn và tốt hơn. Chú
ý, lúc mẹ gần về, không nên cho bé ăn gì cả, để bụng được đói, đợi mẹ về bú tốt
hơn. Các bạn “đồng nghiệp” của mẹ cần khuyến khích, tạo điều kiện cho bà mẹ về
cho con bú mẹ.
Nếu bị hết sữa đột ngột, làm sao có lại?
Có trường hợp do đi xa lâu ngày và không biết cách nặn bỏ sữa hoặc do dùng
kháng sinh, dùng aspirin có thể làm hết sữa đột ngột. Muốn có sữa lại nên:
Tiếp tục cho bú nhiều lần trong ngày. Có thể 12 – 15 lần. Dù không có sữa
cũng cứ cho bú, bú mỗi bên 5 phút thôi và bú cả 2 bên. Bú như vậy sẽ kích thích các
tuyến sữa làm việc lại.
Sau cữ bú, cho trẻ ăn thêm sữa bò hay thức ăn gì khác (cháo, bột thịt, bột
sữa... ) cho trẻ đỡ đói, nhưng thức ăn hơi loãng để trẻ vẫn còn thèm bú. Nhớ chỉ
cho ăn sau cữ bú mẹ.
Mẹ tự tin, thoải mái, ăn uống đầy đủ, kể cả sử dụng các phương pháp làm lên
sữa cổ truyền đều có tác dụng rất tốt đối với tâm lý bà mẹ. Thuốc men phải hỏi ý
kiến thầy thuốc.
Có thể cho bú mẹ tới lớn không?
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất của trẻ và hiện nay các nhà khoa học khuyên nên
cho trẻ bú đến 18 tháng tuổi, tuy vậy sữa mẹ cũng chỉ cung cấp đầy đu các chất bổ
dưỡng cho trẻ tới 4 tháng tuổi mà thôi, sau đó phải cho ăn dặm thêm. Nhiều bà mẹ
ngạc nhiên thấy con lớn nhanh trong mấy tháng đầu rồi dừng lại, chậm lớn hẳn đi và
còn thêm biếng ăn, da xanh xao, mệt mỏi. Lý do: Lúc đó trẻ cần thêm những thức ăn
khác, đặc biệt là chất sắt, mà sữa mẹ không đủ cung ứng. Các thống kê cho thấy trẻ
ở châu Âu, châu Á và châu Phi gì thì trong 6 tháng đầu đều phát triển bằng nhau,
nhưng từ 6 tháng trở đi, trẻ em châu Âu vượt hẳn lên và châu Phi thấp nhất. Lý do
vì từ 6 tháng tuổi trở đi, bà mẹ châu Âu biết cho con ăn thêm một cách khoa học,
còn bà mẹ ở châu Á, châu Phi chỉ cho bú mẹ suông, nên con không đủ chất bổ.
Cũng ví như ba chiếc xe cùng chạy, nhưng sau một quãng thì một xe đủ xăng
chạy tiếp, hai xe kia bị tụt sau. Tóm lại, phải cho ăn dặm thêm từ 4 tháng tuổi nếu
muốn bé tiếp tục phát triển tốt.
Thức ăn dặm còn gọi là thức ăn chuyển tiếp, để dần dần tiến tới dứt sữa, bỏ bú.
Từ 10 – 12 tháng tuổi trở đi sữa mẹ chỉ còn cung cấp ¼ nhu cầu của bé còn thì phải
ăn thêm ở ngoài. Không hiểu điều này thì sẽ thất bại trong việc nuôi con.
Thời kỳ ăn chuyển tiếp: là thời kỳ khó khăn nguy hiểm nhất của bé vì:
Bé dễ mắc các bệnh nhiễm trùng. Sức đề kháng chống bệnh của bé yếu ớt vì
kháng thể truyền từ mẹ sang con đã cạn mà khả năng “tự túc” của bé còn yếu: bé
bắt đầu mắc một số bệnh như ban đỏ, ho gà, viêm phổi, quai bị... Mặt khác, do tiếp
xúc nhiều nên bé dễ bị lây bệnh hơn.