VIỆT ĐIỆN U LINH TẬP - Trang 16


III. Nội dung tác phẩm

Năm 1777, Lê Quý Đôn đã đếm được hơn hai mươi chuyện trong Việt Điện
U Linh Tâp. Ông viết: “Đầu niên hiệu Khai Hựu nhà Trần, Lý Tế Xuyên
phụng ngự chỉ soạn quyển Việt Điện U Linh Tập, chép các việc thần dị, đền
miếu, lịch đại đế vương 8 truyện, nhân thần 12 truyện, hạo khí, linh tích”
20. Như vậy, ngoài 20 truyện về đế vương và nhân thần còn có những
truyện về hạo khí anh linh mà Lê Quý Đôn không nói rõ là bao nhiêu. Phan
Huy Chú cho là tác phẩm có 28 truyện. Vào đời Lê, tác phẩm được Nguyễn
Văn Chất 21 bổ tục thêm 3 hay 4 chuyện thần thoại tuỳ theo các bản chép
tay. Đó là những truyện:

1. Sóc Thiên Vương

2. Tam Đảo Thần
3. Nam Tống Công Chúa ở đền Kiền Hải
4. Trịnh Gia và các em.

Ngoài ra theo Gaspardone, còn có nhiều bản phụ lục có tiểu sử của Tứ Vị
Thánh Lang đền Kiền Hải do Lê Tự Chi viết và đề Hồng Đức năm thứ 5
(1513); bản Trùng Bổ và 1 bản Dẫn đề ngày 7-7 năm Kỷ Vị và ký là Tam
Thanh Quán đạo nhân… Những bản khác (A.2879, A.1919 có chỉ một vị
An Lục tên là Kim Miễn Muội và gồm có những lời chú bình, tiếm bình của
Cao Huy Diệu khi còn làm Giám Tu 22; một bài tựa của Lê Độn Phủ, tức là
Lê Hữu Hỉ 23. Bản A.335 chép lại năm 1774 gọi là bản Tân Đính, Hiệu
Bình có bổ sung đến 41 truyện, đồng thời, vẫn theo Gaspardone, những
truyện chính như Sĩ Vương, Hai Bà Trưng vì đã chuyển sang Lĩnh Nam
Chích Quái nên đã bị bỏ đi, do đấy, ở trạng thái cuối cùng này, hai tác phẩm
có nhiều điểm giống nhau 24. Các tước hiệu sau khi chết được kể đến năm
1821, năm Minh Mạng thứ 2 (xem chuyện Triệu Xương và
phu nhân ở cuối sách).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.