VIỆT ĐIỆN U LINH TẬP - Trang 14

cũng không phủ nhận quyền tác giả của Lý Tế Xuyên, nhưng về thân thế và
sự nghiệp của ông, hiện nay ta chưa có tài liệu gì rõ rệt. Lịch sử cũng như
những văn bản chính thức như Đăng Khoa Lục không thấy nhắc nhở đến
tên ông. Phan Huy Chú trong Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí, Lê Quý
Đôn trong Nghệ Văn Chí chỉ nói đến ông một cách sơ sài. Ta chỉ có thể căn
cứ trên chức vụ và trên tác phẩm để tìm kiếm một đôi nét về thân thế và sự
nghiệp của Lý Tế Xuyên.

Về chức vụ, mỗi bản chép tay đều chép mỗi khác. Theo 4 bản chép tay của
trường Viễn Đông Bác Cổ hiện còn giữ được 18, chức vụ của Lý Tế Xuyên
đã được đề như sau:

Bản A.2879 ghi: Thủ Đại-Tạng Kinh Trung Phẩm Phụng Ngự

Bản A.751 ghi: Thủ Đại Tạng Kinh Thư Hỏa Chính Chưởng Trung Phẩm

Phụng Ngự An Tiêm Lộ Chuyển Vận Sứ.

Bản A.1919 ghi: Thủ Đại Tạng Thư Văn Chính Chưởng Trung Phẩm

Phụng Ngự An Tiêm Lộ Chuyển Vận Sứ.

Bản A.47 ghi: Thủ Đại Tạng Thư Văn Chính Chưởng Trung Phẩm Phụng
Ngự An Tiêm Lộ Chuyển Vận Sứ.

Trong cuốn Lý Thường Kiệt, khi nói về chức vụ của Lý Tế Xuyên giáo sư
Hoàng Xuân Hãn đã viết là “giữ kinh Đại Tạng, thư hỏa chính chưởng,
trung phẩm phụng ngự, chuyển vận sứ An Tiêm lộ”, như thế giáo sư đã nói
đến chức vụ của Lý Tế Xuyên ghi trong bản chép tay A.751; bản
A.751 là một trong bốn bản đã ghi chữ hỏa thay vào chữ văn trong hai bản
A.47 và bản A.1919, lại là một bản mới chép gần đây 19, do đấy, Durand
kết luận rằng người phụng sao sau này đã lầm chữ hỏa với chữ văn và như
vậy, giáo sư Durand xác nhận chức Thư Văn Chính Chưởng đúng hơn nếu
đề là Thư Hỏa Chính Chưởng và công nhận bản A.47 là hợp lý nhất. Nhưng
nếu đã kết luận như vậy thì chúng tôi thiết tưởng những nỗ lực của giáo sư

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.