ra xứng đáng là những vị lãnh đạo thời ly loạn. Người đến thứ tư là thần xã
tắc, người mang lại sự no ấm cho nhân dân, người đảm bảo cho đời sống
của nhân dân về phương diện vật chất. Sự hiện diện của thần xã tắc chứng
tỏ rằng cùng với văn hóa, cùng với chính trị và quân sự, một đời sống ấm
no là một điều kiện tất yếu mà các bậc đế vương phải chú ý. Với tinh thần
ấy, dù là một nhi nữ như Nhị Trưng cũng có thể liên kết được hào kiệt bốn
phương, đánh đuổi quân xâm lăng ra khỏi bờ cõi, mang lại độc lập và hòa
bình cho nước nhà. Nhị Trưng đã thất bại về quân sự nhưng Nhị Trưng đã
thắng lợi về phương diện nâng cao tinh thần quốc gia; việc Nhị Trưng được
Thượng đế sai xuống trần làm mưa chứng tỏ Nhị Trưng vẫn tiếp tục sứ
mệnh thiêng liêng của mình đối với dân với nước. Cái chết của Mỵ Ê là một
cái chết vẻ vang của một liệt nữ. Giữa lúc mất nước nhà tan, giữa lúc phải
làm tù binh nhà Lý, Mỵ Ê đã cho đoàn người chiến thắng một bài học sâu
xa. Nàng chết đi mà bảo vệ được sự trinh liệt, còn hơn vua tôi nhà Lý sống
mà bị hối hận giày vò. Cách kể lại câu chuyện của tác giả chứng tỏ rằng
lòng trung quân ái quốc của ông không làm sai lạc óc phê phán. Đối với tác
giả, chỉ có đạo đức là có một giá trị trên hết mọi giá trị.
Sau 6 chuyện nói về đề vương là 11 chuyện kể lại hoạt động của những
lịch đại phụ thần. Tất cả là những bậc anh hùng tuấn kiệt của Việt Nam. Các
vị ấy đã có đại công bảo vệ triều đình, bảo vệ quyền lợi của vua chúa như
Lê Phụng Hiểu, nhưng đa số các vị là những người đã hết lòng vì nứơc vì
dân, hoặc lo cho dân chúng được có ruộng cày như Lý Hoàng, hết lòng bảo
vệ quyền lợi cho dân như Tô Lịch khi chết đã hiện về nói với quan Đô Hộ
Lý Nguyên Hỷ: “Nếu sứ quân có giáo hóa cư dân trong thành cho hết lòng
hết sức thì mới song được nhiệm vụ của một quan thú
mục, mới xứng với trách nhiệm của bậc tùân lương”; Lý Thường Kiệt đã
từng làm rung động triều đình nhà Tống; Lý Ông Trọng đã trở thành một vị
anh hùng bảo vệ cho nhà Tống chống Hung Nô. Lý Ông Trọng khi còn
thanh niên đã nói một câu bất hủ: “Tráng chí của đời người nên như chim
Loan chim Phụng, nhất cử vạn lý, đâu lại để cho người thóa mạ, làm nô lệ
cho người?” Trương Hống Trương Hát là bộ tướng của Triệu Việt Vương,