kiểu mẫu. Theo tác giả thì thần thánh có ai là xa lạ đâu? Đó là những người
trần mắt thịt như chúng ta, chỉ khác một điều là các người ấy đã sống một
đời sống siêu phàm, trong sự cần lao kham khổ, trong sự phục vụ tích cực,
trong nỗ lực chống lại sự quyến dũ của vật chất; thần thánh là những người
đã sống hết tất cả kích thước của người, tận cùng biên giới nhân loại. Đến
trình độ ấy, giá trị của con người tự nhiên được gia tăng; con người có thể
tham dự vào đời sống linh thiêng để tiếp tục quảng bá ơn cương thường như
trước; đến giai đoạn này, các vị anh hùng xứng đáng được lòng ngưỡng mộ
sùng kính của nhân dân. Việc có đền miếu phụng tự trở thành như một điều
kiện phải có. Ta không lạ gì khi thấy có nhiều vị thần hiển linh như muốn
được hưởng tế tự lâu dài.
Tính cách tôn giáo còn được thể hiện trong tinh thần sùng bái anh hùng
liệt nữ. Từ vua chúa đến nhân dân, mọi người đều kính cẩn sự thần, suy tôn
các vị thần, công nhận sự tối linh của thần như một nguyên lý. Thần thánh
là kiểu mẫu lý tưởng của nhân dân; họ cần được sự phụ trợ của thần, nhưng
hơn hết cả, họ mong muốn được nên giống như thần thánh, có can đảm
chống lại dục vọng của họ để đi lên cao hơn.
Ta có thể nói dân tộc Việt Nam trong căn bản là một dân tộc tôn giáo.
Quan niệm người hùng rực rõ trong sử sách chứng tỏ sự thiết tha của người
Việt Nam được sống như một siêu nhân, tuấn kiệt và uy dũng. Phản hồi
được bầu không khí tôn giáo này, tác phẩm của Lý Tế Xuyên có một giá trị
rất đặc sắc.
2. Giá trị luân lý
Từ một lòng tin vào một quan niệm luân lý phổ biến, Lý Tế Xuyên trình
bày nhiều mẫu người với quan niệm sống rất mãnh liệt. Mỗi người có một
cách sống riêng tuỳ theo hoàn cảnh của họ nhưng lúc nào cũng đặt giá trị
của tinh thần lên trên hết. Đầu tiên, Sỹ Nhiếp mở đầu cho quyển truyện là
một người khoan hậu, khiêm hư đãi kẻ sĩ, hiếu khách và ưu bác về học vấn.
Nền chính trị của ông ở Giao Châu rất khôn khéo mềm dẻo; chú trọng về
văn hóa và giáo dục, đặt vấn đề trách nhiệm cá nhân lên rất cao, Sĩ Nhiếp