phải nói như Lê Quý Đôn đã nói trong Kiến Văn Tiểu Lục: Lương sử tài dã,
tức là khen Lý Tế Xuyên là một sử gia có thực tài. Ta thử xem phương pháp
sáng tác của Lý Tế Xuyên, cách sử dụng tài liệu lịch sử của tác giả, sự góp
phần của cuốn sách vào sự hiểu biết xã hội đời Lý Trần.
Phuơng pháp của tác giả đã được tuyên bộ trong bài Tựa. Tác giả bắt đầu
bằng một đinh nghĩa về thần, sau đấy phân biệt ba loại thần và liệt kê những
thuộc tính của các vị thần ấy, sau cùng tác giả tuyên bố chép lại sự thực để
“phân biệt màu đỏ với màu tía”. Trong các tác phẩm Việt Nam, ít khi ta
thấy tác giả trình bày quan điểm của mình một cách minh bạch như Lý Tế
Xuyên; ta cũng ít gặp những tác phẩm biết dung hòa tinh thần tôn trọng cổ
nhân với tinh thần sáng tác một cách chừng mực vừa phải như Lý Tế Xuyên
đã làm. Trong 27 chuyện được coi là của ông, 8 chuyện đã không ghi xuất
xứ, và ta có thể chắc rằng 8 chuyện ấy là do sự tìm kiếm riêng của tác giả;
19 chuyện còn lại đã được ghi xuất xứ rõ ràng như sau:
a) Theo tục truyền: chuyện 20 và 27
b) Theo Tam Quốc Chí: chuyện 1
c) Theo Giao Châu Ký của Triệu Xương: chuyện 2, 10, 25. d) Giao Châu
Ký của Tăng Cổn: chuyện 23
đ) Sử Ký: chuyện 5, 10, 11, 13
e) Sử Ký của Đỗ Thiện: chuyện 14, 15, 17, 24 g) Báo Cực Truyện:
chuyện 1, 10, 18, 19, 22
h) Giao Chỉ Ký:chuyên 17 (dẫn trong Sử Ký của Đỗ Thiện)
Để có một ý niệm rõ ràng về cách dùng tài liệu của Lý Tế Xuyên ta thử
duyệt qua những tác phẩm lịch sử mà tác giả đã dẫn chứng. Cuốn Tam
Quốc Chí đã được dùng để viết chuyện Sĩ Nhiếp; cuốn này được viết vào
khoảng thế kỷ thứ III sau Thiên chúa giáng sinh và được ấn hành năm 1002;
Lý Tế Xuyên đã gần như trích hẳn đoạn nói về Sĩ Nhiếp 27; đoạn nói về sự
hiển linh của Sĩ Nhiếp lại được lấy trong Báo Cực Truyện; như vậy, Lý Tế
Xuyên cho ta biết rõ ràng rằng chuyện Sĩ Nhiếp của ông là do hai nguồn tài