Báo Cực Truyện là một cuốn sao lục thần tích. So sánh cách bố cục của
những chuyện này trong Việt Điện U Linh Tập và trong Cương Mục, ta
nhận thấy cách viết của Lý Tế Xuyên vẫn là triệt để căn cứ trên tài liệu để
sắp đặt câu chuyện theo kỹ thuật riêng của ông.
Loại tài liệu thứ ba là cuốn Giao Châu Ký của Triệu Xương và Tăng
Cổn.
Theo An Nam Kỷ Yếu, dẫn trong Cương Mục 32, tháng 7 mùa thu năm
Tân Mùi (791) Triệu Xương sang Giao Châu làm đô hộ, dụ Phùng An mang
quân ra hàng, rồi đi du lịch, xem xét các đền đài miếu vũ chép làm sách Phủ
Chí, sau 10 năm hoạt động, vì đau chân nên được đổi về Bắc làm tế tửu;
Bùi Thái sang thay Triệu Xương nhưng vì chính trị thấp kém nên bị bộ
tướng Giao Châu đánh đuổi; Triệu Xương lại sang Giao Châu lần thứ 2,
khoảng tháng 12 năm Quý Mùi (803); quân làm phản liền yên ngay. Như
thế, Triệu Xương là một ông quan tốt lại thành thạo về chính trị; có thể nói
ông là một chuyên viên về các vấn đề Giao Châu; nhưng cuốn Phủ Chí còn
gọi là Giao Châu Ký thường truyền là của ông không thấy được nói tới
trong Cựu Đường Thư 33, như vậy Giao Châu Ký (hay Giao Châu Chí)
chưa chắc là một tác phẩm đã được ấn hành, có lẽ đấy chỉ là một vài nhận
xét rời rạc mà Triệu Xương đã ghi chú một cách vội vàng khi còn ở Giao
Châu.
Lý Tế Xuyên đã dẫn chứng Triệu Xương để nói về Phùng Hưng và
Phùng An bởi vì không có một người nào hiểu hết chuyện này hơn Triệu
Xương; Lý Tế Xuyên đã tỏ ra rất hợp lý khi sử dụng những kinh nghiệm
bản thân của một chuyên viên duy nhất về vấn đề chính trị Giao Châu
năm 791. Sự dẫn chứng Triệu Xương làm cho sự xác thực của câu truyện
được hoàn toàn bảo đảm.
Sau cùng, ta nhắc đến tài liệu lịch sử cuối cùng của Việt Điện U Linh
Tập, đó là cuốn Sử Ký và nhất là Sử Ký của Đỗ Thiện. Hiểu được phương
pháp của Lý Tế Xuyên đã sắp đặt tài liệu của Đỗ Thiện như thế nào tức là
định đoạt được giá trị lịch sử của tác phẩm. Trước hết, theo Maspéro 34 khi