liệu tạo nên; sự thẳng thắn ấy làm cho chúng ta không hoài nghi sự trung
thực của ông, bởi vậy, gán cho tác giả là “đạo văn” thì thực là hơi quá đáng
28.
Chính giáo sư Durand rất khe khắt với Lý Tế Xuyên cũng đã công nhận
bản văn của tác giả là bản Ngô Chí được sao lại và biến chế thay đổi đi 29;
như thế, ta có thể thẳng thắn công nhận rằng Lý Tế Xuyên đã sáng tác trong
khuôn khổ của bản Ngô Chí, đã triệt để tôn trọng tài liệu và chỉ thêm bớt
khi nào cảm thấy cần thiết; cách sử dụng tài liệu theo lối này nằm trong tập
quán chung của các nhà văn xưa; năm 1333, Lê Trắc viết về Sĩ Nhiếp trong
An Nam Chí Lược (q.VII tờ 4) năm 1377, một tác giả vô danh cũng viết về
Sĩ Nhiếp trong Việt Sử Lược (q.I, 4b-5a) ngay cả đến những tác giả của
Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục khi viết về Sĩ Nhiếp (Tiền
Biên, II, 29, 30, 31, III, 1, 2, 3) cũng không có những sáng kiến gì khác Lý
Tế Xuyên; sự chỉ định xuất xứ ở đầu chuyện (phần này không có trong bản
A.47) và những phần sáng tác của Lý Tế Xuyên chứng tỏ sự dè dặt của ông
khi viết văn, sự tôn trọng những tài liệu của cổ nhân vốn là một đặc tính cổ
điển, cái thiện chí của ông sử dụng lịch sử để ghi lại cho hậu thế một bài
học kinh nghiệm.
Sau Tam Quốc Chí, Lý Tế Xuyên còn dùng tài liệu của Báo Cực Truyện.
Theo Gaspardone, sách này còn được gọi là Báo Đức Truyện; ngay năm
1777, Lê Quý Đôn cho biết Báo Cực Truyện đã thất truyền. Trong Cương
Mục sự hiển linh của Sĩ Nhiếp sau khi chết là do tục truyền kể lại chứ
không phải Báo Cực Truyện 30. Trong Việt Điện U Linh Tập, xuất xứ của
truyện Tô Lịch và Lý Nguyên Hỉ, truyện Phù Đổng là ở trong Báo Cực
Truyện; trong Cương Mục xuất xứ của truyện Tô Lịch lấy ở An Nam Kỷ
Yếu 31, như vậy, Báo Cực Truyện đã dẫn trong Việt Điện U Linh Tập cũng
như trong Lĩnh Nam Chích Quái, Đạo Giáo Nguyên Lưu, Cổ Châu Pháp
Vân Phật Bản Hành Ngữ là một tác phẩm ghi chép những truyền thuyết
trong dân gian, những thành tích của các làng, những dã sử mà dân chúng
truyền tụng. Việc trích dẫn tên sách trong những chuyện Sĩ Nhiếp, thần Tô
Lịch, chuyện Hậu Thổ phu nhân, chuyện thần Đồng Cổ tiết lộ căn bản của