Hồ này ở đời nhà Hán gọi là hồ Lãng Bạc; đời nhà Lý, nhà Trần gọi là hồ
Dâm Đàm. Triều Lê tránh tên huý vua đổi ra là Tây Hồ, một đầm nước lớn
ở thành Đại La vậy. mỗi khi đến mùa thu, nước lụt đã rút thì nước hồ trong
xanh, cùng với trời một sắc; rải các triều đều lấy hồ ấy làm nơi du ngoạn.
Đang khi mù phép đầy trời, long nhan thất sắc, dầu cho có nghìn cỗ xe,
muôn thớt ngựa, cũng khó bề đối phó. Mục Lang chỉ là một người kẻ chài,
đối với quốc gia chưa từng được hưởng một chức quan nhỏ, một hột lương
kho, mà đến khi Thiên tử lâm nạn thì hăng hái chẳng nghĩ đến mình, bắt hồ
mạnh giữa sóng to, quét mù yêu ở mờ tối, khiến cho ông vua có dị tướng,
dưới trán có hai chữ “thất tinh”, được dũ áo trở mặt phương nam bảy mươi
năm, thì công khó của ông biết chừng nào vậy.
Lấy tư cách một kẻ giang hồ nhàn tản, sinh sống bằng nghề chài lưới,
một mai từ chỗ thôn quê lên chỗ miếu đường, ông cởi tơi nón mà đội mão
hiên miễn. Sống thì làm quan Thái Uý, chết thì được phong Phúc Thần, há
chẳng phải rồng mây gặp hội, cá nước vầy duyên, nghìn năm một thưở, vua
sáng tôi ngay hay sao? Nên chi khuất phục được con mãng xà lớn ở gốc đại
thụ, sáng chầu tối nghỉ thì cũng chẳng lấy gì làm lạ vậy.
Nay miếu ở trong hạt huyện Quảng Đức, phường Võng Thị, đền thờ
chính túc, đồ thờ sum nghiêm, cùng với đền Kim Ngưu phường Tây Hồ đối
diện.
Triều nhà Lê vẫn để quốc tế, gần đây có Phạm Tiến Sỹ ở Đông Bình,
soạn thảo lời Sắc gia phong, có câu:
“Vãi lưới dày ở trong hồ, hóa hổ, kẻ gian thần nát óc. Quét mây mù ở
trên đỉnh, cỡi rồng, vị thiên tử mở mày”, truyền nhau lấy làm một câu hay,
nhưng đó cũng chỉ chép việc thực mà thôi.
Lê Văn Thịnh tội nên xử trảm, vua lại tha mà chỉ phạt lưu, chính hình
như thế thật là lầm lỗi. Người đời sau có bài thơ rằng:
Quăng lưới rồi hay bắt hổ thần.
Trong người chẳng sợ đứa gian nhân.