VIỆT ĐIỆN U LINH TẬP - Trang 97

nước thì vua đâm ra hoảng hốt. Có lẽ Văn Thịnh cũng vì thấy trời tối mà
vội vã sai chèo thuyền gấp tới để hộ vua về. Ngồi trong thuyền bị trùng
triềng không vững, Văn Thịnh phải ngồi khom mình, tay chống vào thuyền
cho vững. Hình dáng trông như con hổ. Một mặt khác có lẽ Văn Thịnh cũng
tin vào các thuật, và có tiếng sẵn là đã học được phép hóa hổ. Cho nên, kẻ
trông thấy hình con hổ trong thuyền lại càng nghi cho y muốn hại
vua. Cũng may cho y. Tuy vua tin dị đoan, nhưng đạo Phật đã gieo mối từ
tâm, cho nên Văn Thịnh không bị tru di tam tộc như Nguyễn Trãi đời sau.
Các nhà bình luận phái nho ở đời sau, như Ngô Sĩ Liên còn trách rằng:
“Nhân thần mà mưu giết vua cướp ngôi, thế mà còn tha tội. Làm sai hình
chính như vậy, ấy bởi vì lỗi vua quá sùng Phật” (Hoàng Xuân Hãn, Lý
Thường Kiệt tr.421‐422).

129 Sông Thao ở phía Bắc huyện Tam Nông, tỉnh Hưng Hóa (Cương

Mục, IV 2). Theo Việt Sử Lược thì Lê Văn Thịnh bị đày lên một trại ở
thượng lưu sông Lương (Việt Sử Lược II, 192). Việt Sử Lược không nói
đến Mục Thận. Lê Văn Thịnh bị đày vào sông Lương tức Thanh Hóa có lẽ
đúng hơn vì con cháu của Lê Văn Thịnh như Lê Quát đều ở Thanh Hóa.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.