Nghìn tầng mù đặc ngang thuyền quét;
Một chú hùm yêu dọc mái vần.
Tiếng sóng muôn đời hào dũng khái;
Công đầu một thưở vọng minh quân.
Đến nay di miếu còn oanh liệt.
Hương hỏa nghìn thu thượng đẳng thần.
____________
Chú thích:
126 Lê Văn Thịnh: Hoàng Xuân Hãn dẫn trong cuốn Lý Thường Kiệt
trang 430: “Theo gia phả họ Lê Quát ở xã Phủ Lý thì Lê Văn Thịnh người
Đông Cứu (huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh ngày nay). Vợ họ Lê, người
làng Phủ Lý này. Văn Thịnh gặp bà, lúc thân phụ bà làm quan ở Thăng
Long. Có lẽ chỉ vì vậy, con Văn Thịnh sau nhập tịch quê mẹ. Nhưng cũng
có thể vì cớ thứ hai là Văn Thịnh đã bị đày vào Thanh. Lê Văn Thịnh đậu
đầu khoa thi đầu tiên của nước ta năm 1075, sau được vào cung dạy vua
Nhân Tông; năm 1084, dẫn đầu phái đoàn điều đình về việc phân chia địa
giới với Tống tại trại Vĩnh Bình; năm 1085 được bổ nhiệm Thái sư và giữ
chức đến năm 1096, là năm xảy ra chuyện này.
127 Việc Lê Văn Thịnh giỏi về thuật chú ảo là một việc có thực. Việt Sử
Lược cho câu chuyện xảy ra ban ngày (Việt Sử Lược II, 192). Cương Mục
không nói rõ ngày giờ. Chỉ nói là tháng 3, mùa xuân. Việt Sử Lược nói là
vào tháng 11, mùa đông.
128 Chuyện này tiêu biểu cho sự mê tín có ảnh hưởng lớn đến chính trị ở
triều Lý. Sử còn cho biết nhiều chuyện chứng rằng Nhân Tông, cũng như
các vua Lý về sau, rất tin ảo thuật, và có thần kinh dễ cảm xúc. Cho nên chỉ
vì một việc xảy ra rất thường mà Văn Thịnh suýt bị chết. Về tháng mười
một, trận mù thình lình tới trên hồ, đó là một sự thường có. Nhưng với tâm
thần hay bị xúc cảm của vua Lý, khi thấy trời tối mà mình còn ở trên mặt