Những Nhà văn Tự do. Tôi vô cùng tự hào và vui mừng khi có cơ hội gặp
gỡ họ và được đóng vai trò nào đó trong sự “trưởng thành” của họ.
[1] Nhật ký Anne Frank (tên tiếng Anh là Anne Frank: The diary of a
young girl): cuốn sách bao gồm các trích đoạn từ cuốn nhật ký của Anne
Frank viết trong quãng thời gian cô bé cùng gia đình lẩn trốn sự truy bắt
trong thời kỳ Đức quốc xã chiếm đóng Hà Lan.
[2] Tên tiếng Anh là Zlata’s diary: A child’s life in Sarajevo.
Tôi bắt đầu viết cuốn nhật ký của mình trước khi xảy ra cuộc chiến ở
Bosnia có một nơi lưu giữ tuổi thơ của mình vì tôi muốn tạo ra một thứ gì
đó mà khi nhìn lại tôi có thể cười, có thể khóc và có thể hồi tưởng được.
Tôi muốn nhìn thấy sự trưởng thành của bản thân thông qua ngòi bút của
mình. Một vài chị bạn của tôi cũng có nhật ký riêng và các chị ấy cũng đã
đọc nhật ký của Anne Frank và Adrian Mole, vì thế tôi hoàn toàn tin rằng
viết nhật ký là một việc vô cùng đúng đắn. Tôi chưa bao giờ nghĩ nhật ký
của mình sẽ được xuất bản thành sách và tất nhiên tôi cũng không hề hy
vọng nó sẽ trở thành một cuốn nhật ký về chiến tranh. Tôi cũng chưa bao
giờ nghĩ tuổi thơ của mình lại có thể ngắn ngủi như thế. Tất cả những điều
này đều nằm ngoài sức tưởng tượng của tôi vì bản năng tự nhiên của con
người luôn tin rằng những điều “xấu” sẽ chỉ xảy ra với người khác, chứ
không phải với bản thân mình. Chính vì thế, khi những sự việc không may
xảy đến, chúng ta thường ngạc nhiên, bối rối, sợ hãi, giận dữ và buồn rầu.
Khi cuộc chiến Bosnia bắt đầu gieo rắc nỗi kinh hoàng và phá vỡ tuổi
thơ vui vẻ, vô tư của tôi, nhật ký không chỉ còn là nơi để ghi chép lại những
việc thường nhật của tôi nữa. Nó trở thành người bạn của tôi, những trang
nhật ký là nơi sẵn sàng tiếp nhận bất cứ thứ gì và tất cả mọi điều tôi phải
nói; nó đã san sẻ nỗi sợ hãi với tôi, trả lời những thắc mắc của tôi và chia