Từ ngày lên nắm chính quyền, ông Nguyễn Cao Kỳ đã có một số hoạt động
nhiều ý nghĩa, thỏa mãn phần nào ý nguyện của đại đa số nhân dân...
Ngày 24-6-1965, chính phủ Kỳ họp báo tuyên bố “Tình trạng chiến tranh”,
đoạn giao với Pháp, đóng cửa các trường Pháp để chuyển đổi dần dần thành
các trường Việt ngữ hầu tránh tình trạng chỉ có “con ông cháu cha” hoặc
con nhà giàu mới được học trường Tây như dưới chế độ Diệm.
Ngày 12-7, chính phủ Kỳ công nhận Hiến chương của Phật giáo Hòa Hảo
và Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ để hai Giáo hội này từ nay có quy chế riêng
của họ. Tổng quát hơn, từ nay tất cả mọi tôn giáo tại Việt Nam đều bình
đẳng chứ không có một tôn giáo nào còn chịu lệ thuộc vào đạo dụ bất công
số 10 như dưới thời Ngô Đình Diệm chỉ dành đặc quyền đặc lợi cho Công
giáo.
Ngày 16-7, Đại tá Phạm Ngọc Thảo, người chủ mưu biến cố 19-2-65 bị Lực
lượng An ninh phục kích bắt được gần một nhà thờ ở Biên Hòa đem về
giam tại nha An Ninh Quân Đội. Sau đó có tin Thảo chết trong trường hợp
còn mang nhiều bí ẩn.
Ngày 10-10, Toà án Quân sự Mặt Trận vùng III Chiến thuật xử vụ cựu Đại
Tá Bùi Dinh (Công giáo) liên can tới âm mưu lật đổ chính phủ Quát đêm
20-5-1965.
Ngày 2-11, thể theo ý nguyện của Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn và dư luận
các giới, Tổng ủy viên Văn hóa Giáo dục (Giáo sư Trần Ngọc Ninh) đại
diện chính phủ đặt viên đá kỷ niệm Cách mạng 1-11-63 tại thành Cộng Hòa
cũ, vốn là trại quân của Lữ đoàn Liên Binh Phòng vệ của ông Diệm lúc
trước.
Ngày 15-2-1966, giáo sư Trần Ngọc Ninh trao tặng 5 triệu rưỡi đồng cho
Giáo hội Theravada để xây trường Pali. Chủ tịch Sơn Thái Nguyên tuyên bố
“Từ nay Giáo hội Theravada không còn thống thuộc Nam Vang nữa”.
Những hoạt động chính trị, xã hội trên đây chứng tỏ Nguyễn Cao Kỳ có
thiện chí muốn thực hiện một chính sách công bằng tôn giáo, một yếu tố tối
cần thiết cho đời sống chính trị ở miền Nam trong giai đoạn đó vì mấy năm
trước đây, chính sự bất công và bất bình đẳng tôn giáo đã là nguyên nhân
khiến người quốc gia tuy cùng một lý tưởng chống Cộng nhưng lại xâu xé