dân chủ của Thượng toạ Trí Quang chống độc tài, chống quân phiệt, chống
sự phục hồi của Công giáo Cần Lao là hợp lý, là chính nghĩa. Cứ nhìn vào
việc Thiệu-Kỳ tranh chấp phá hoại nhau, cứ nhìn vào việc các tướng tá truất
phế lẫn nhau, cứ nhìn vào nền tham nhũng khủng khiếp của Thiệu-Kỳ và
các tướng lãnh, cứ nhìn vào việc chế độ quân phiệt không chống nổi Cộng
Sản, cứ nhìn vào việc toàn dân chống đối Nguyễn Văn Thiệu và đòi hỏi ông
Thiệu từ chức, cứ nghe lời tuyên bố của ông Thiệu “khi nào Mỹ không viện
trợ nữa thì tôi sẽ từ chức”, cứ nhìn vào tư cách của Thiệu, Khiêm, Viên bỏ
quân đội, bỏ nhân dân ra đi khi binh sĩ vẫn còn tiếp tục chiến đấu (1975), cứ
nhìn vào việc đại đa số người Công giáo ủng hộ Nguyễn Văn Thiệu, cứ nhìn
vào cái hiệp ước bán nước 1973, thì ta đủ thấy chính nghĩa đấu tranh của
Thượng tọa Trí Quang năm 1966 sáng rực như mặt trời. Tôi cần nhắc lại lời
tuyên bố của Thượng tọa thời đó: “Hễ Cần Lao Công Giáo mà cầm quyền là
đem chính nghĩa lại cho Cộng Sản, hễ quân phiệt mà cầm quyền là làm tay
sai cho ngoại bang”.
Tuy nhiên, điều chua xót là trong lúc Thượng tọa Trí Quang nắm vững
chính lược và chiến lược, nhìn tương lai đất nước bằng cặp mắt sắc bén thì
Phật giáo lại bước vào thời Mạt-Pháp sau giai đoạn huy hoàng 1963.
Năm 1966, Thượng tọa Trí Quang vào chùa tu ẩn. Phong trào đấu tranh bị
dẹp tan là dấu hiệu suy nhược hoàn toàn của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam
Thống Nhất. Sự chia rẽ thành hai phe Việt Nam Quốc Tự và Ấn Quang càng
làm cho hàng ngũ Phật tử hoang mang giao động, làm cho quốc dân mất
niềm tin vào lực lượng dân tộc đông đảo nhất của miền Nam Việt Nam. Thế
rồi, trong nhiệm kỳ I của nền Đệ Nhị Cộng Hòa, Phật giáo “Ấn Quang” tẩy
chay tất cả các cuộc bầu cử. Nếu cuộc tẩy chay đó là sai lầm chiến thuật
trong cuộc trường kỳ tranh đấu, trong một đất nước cần có tiếng nói đối lập
của phe đa số, thì trái lại thái độ tẩy chay vẫn dành cho Phật giáo cái uy tín
là vẫn kiên cường với lập trường “bất hợp tác” với chế độ quân phiệt. Ngoài
ra, nếu “tẩy chay” để sửa sai, để củng cố lại nội bộ, để đoàn ngũ hóa lại lực
lượng Phật tử làm thế đứng vững chắc cho Phật giáo trong những cuộc đấu
tranh chính trị tương lai, thì cuộc tẩy chay mới thật sự có ý nghĩa. Tiếc thay,
sau nhiệm kỳ của Một của các cơ cấu Thượng, Hạ viện, Hội đồng Tỉnh, Xã,