VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI - Trang 1027

đến nhiệm kỳ Hai, một số nhà sư lại điều động những “con bài” của mình
tham dự vào chính trường mà điển hình là liên danh Hoa Sen do ông Vũ
Văn Mẫu cầm đầu. Đến đây thì Phật giáo Ấn Quang đã tự hạ mình ngang
hàng với các đảng phái, các đoàn thể nhỏ, tranh dành quần chúng với các
đảng phái để giành giật các chức vụ dân cử (đặc biệt với hai đảng Đại Việt
và Việt Quốc tại miền Trung). Do đó, thái độ bất hợp tác chính trị với chế
độ Thiệu-Kỳ trước kia không còn ý nghĩa cao đẹp ban đầu nữa mà chỉ còn
được suy diễn như một thái độ giận lẫy vô trách nhiệm không hơn không
kém.
Sự “tham chánh” này, nếu muốn gọi nó là tham chánh, đã tạo ra tinh thần hủ
hóa cho nhiều nhà sư, nhiều cư sĩ, nhiều Phật tử. Nhiều nhà sư còn nặng
lòng trần đã tự biến thành lãnh tụ chính trị, nhiều Phật tử danh lợi đã chạy
theo chính quyền, nhiều cư sĩ manh động đã tự biến thành Phật tử trá hàng,
Phật tử cơ hội, nhiều chùa chiền đã biến thành trụ sở chính trị nơi ban phát
ân huệ, nơi mua bán danh lợi... Lịch sử Phật giáo gặp nhiều thời kỳ Mạt-
Pháp, nhưng chưa bao giờ mạt pháp vì “xôi thịt” như thời Mạt pháp từ
1970-1971 trở đi, làm xót xa cho hàng triệu Phật tử thuần thành, trung kiên
mà lời than trách của ông Võ Văn Ái sau đây mô tả đầy đủ nỗi đau lòng
nhục nhã của những người Phật tử chân chính đó.
Trong “Lá thư ngỏ gởi người Phật tử Việt Nam”, ông Võ Văn ái, một học
giả quen thuộc của quần chúng Phật giáo, từng là biên tập viên Nguyệt san
Liên Hoa (cơ quan ngôn luận của giáo hội Tăng già tại Huế) và là tác giả
của cuốn sách nổi tiếng “Nguyễn Trãi Sinh thức và Hành Động”, chủ nhiệm
nguyệt san Quê Mẹ tại Pháp, đã thẳng thắn lên án thành phần Phật tử đã nói
trên mà tôi xin trích lại đây vài đoạn ngắn để làm dẫn chứng:
“Từ chính biến 1963 trở đi, hai hạng Phật tử mới xuất hiện trong hàng ngũ
Phật giáo của chúng ta. Một phần đến từ giới trí thức tỉnh ngủ nhìn thấy như
phao cứu, như một lý tưởng cứu nguy, họ nương mình cộng tác. Trong số
này, nhiều người đã tỏ ra ưu tư và chí thành, nhưng một phần khác tỏ ra
nông nỗi và manh động. Đối với họ, chỉ có hoạt động, hậu quả, kết quả tức
thì: họ bất chấp thực tại cùng những điều kiện tạo sự việc hay tâm lý; thực
cảnh khác với điều họ suy tưởng, thế nhưng họ vẫn chưa giác ngộ, trầm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.