xác định tính liên tục của truyền thống cách mạng chống áp bức của dân ta
và để lại một tiếng vọng nhắc nhở thôi thúc trong lòng người dân miền Nam
từ sau mùa Xuân 1975, khi nền chính trị chuyên chế của Cộng Sản chụp
xuống đời sống của người dân.
Biến cố 30-4-1975 không phải là một sự kéo dài của ngày Cách mạng 1-11-
1963 vì rất nhiều lý do nhưng đặc biệt là vì tính năng đặc thù của chúng:
Một ngày thì dìm miền Nam xuống vực thẳm, một ngày thì nâng miền Nam
lên vinh quang. Nếu có sự liên hệ trong thời gian và sự bất hạnh cho dân tộc
là sau gần ba năm xáo trộn, đất nước lại rơi vào tay Nguyễn Văn Thiệu, một
chế độ Diệm không Diệm, một chế độ Công Giáo Cần Lao phục hồi, lúc mà
dân chủ chưa được thực thi, dân chúng chưa được tự do tham gia vào chính
quyền.
Lịch sử lại cũng chứng minh rằng không những chỉ các cuộc cách mạng mới
kéo theo những rối rắm xáo trộn, những va chạm đột biến, những thanh toán
đẫm máu mà đến các cuộc chính biến, binh biến, đảo chính trong thời cận
đại cũng không thoát khỏi cái quy luật “biến động sau cơn khai phá” đó. Từ
những cuộc lật đổ vua Farouk của Ai Cập, vua Hailé Sélassé của Ethiopie,
đến những cuộc đảo chính lật đổ độc tài Batista của Cuba, Sokarno của
Nam Dương, Lý Thừa Vãn của Đại Hàn, Pahlavi của Iran, Somoza của
Nicaragua... đều kéo theo thời kỳ khủng hoảng, phản đảo chính, trả thù,
tranh chấp, xáo trộn. Chế độ trước đó càng áp bức nặng nề thì tình hình sau
đó càng hỗn loạn gay gắt.
Quy luật biến động đó lại càng đúng cho các quốc gia mà hầu hết dân chúng
đều theo Công giáo La Mã như Bồ Đào Nha hoặc Y Pha Nho. Hai quốc gia
này từng được cai trị bởi các nhà độc tài Công giáo suốt 40 năm trời
(Salazar ở Bồ và Franco ở Tây Ban Nha), thế mà sau khi họ nằm xuống, dù
không phải vì một cuộc đảo chánh hay cách mạng, các quốc gia ấy (nhất là
Tây Ban Nha) vẫn bị xáo trộn khủng hoảng trầm trọng. Các vụ bắt cóc, ám
sát, phá hoại, các vụ nổi dậy của dân thiểu số Basque, nhiều tướng tá bị thải
hồi, bị tù tội, và hỗn loạn nhất là hai cuộc đảo chính do những sĩ quan trung
thành với Franco chủ trương.
Ý Đại Lợi là một trường hợp điển hình rất đáng chú ý vì đó là một quốc gia