VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI - Trang 1057

những biện pháp quyết liệt, hoặc quá khích hơn với thời kỳ khủng bố kinh
hồn năm 1793! Do đó, chính cuộc Cách mạng 1789 đã mở màn cho truyền
thống bạo lực mà sau này các lãnh tụ Nga Sô vẫn tự hào cho mình là kẻ
thừa kế. Và ở mặt khác, cũng chính cuộc Cách mạng này, vì được tiến hành
bởi nhiều tầng lớp xã hội khác biệt, nên các khuynh hướng đã nhiều phen va
chạm khốc liệt, khai sinh ra một thứ chiến tranh giai cấp tạo tiền lệ cho các
cuộc tranh chấp quyền lực sau này.
“Cuộc Cách mạng Pháp xảy ra từ 1789 mà cho đến ngày 21 tháng 1 năm
1793, vua Louis XVI mới lên đoạn đầu đài. Vua Louis XVI chết rồi, chính
trường Pháp vẫn xáo trộn, phái Bảo Hoàng (chế độ cũ) hoạt động gắt gao
trong vụ tuyển cử. Do sự thoái trào của cách mạng, phái Bảo Hoàng thâu
hoạch được nhiều thắng lợi. Tình thế trở nên nguy ngập do sự tràn lấn của
phái Bảo Hoàng..., thanh toán lại tiếp diễn rồi Bonaparte trở về thanh toán
Cách mạng vào tháng 9-1797 để mấy năm sau ông ta cầm quyền và tái lập
nền đế chế” [23].
Cách mạng Dân quyền Pháp để lật đổ Quân chủ, sau gần 10 năm loạn ly,
xáo trộn, cuối cùng lại trở về với Đế chế!!
Những người chủ xướng cuộc cách mạng Pháp lúc đó cũng như những
người chủ xướng cuộc Cách mạng Việt Nam từ đầu thế kỷ 20, không quan
niệm được tính triệt để và toàn diện của Cách mạng, lại “nhân nghĩa” quá
độ nên không những đã đánh mất quyền lãnh đạo trong cuộc kháng chiến
1945 chống Pháp mà còn mất luôn cơ hội xây dựng sau tiến trình Cách
mạng 1-11-1963 lật đổ chế độ Diệm.
Sở dĩ tôi đề cập đến Cách mạng 1789 của Pháp vì nó có nhiều điểm tương
đồng với cuộc cách mạng 1963, tuy khung cảnh và cường độ có khác nhau.
Cách mạng Pháp mở màn trước khi vua Louis XVI lên đoạn đầu đài cũng
như cách mạng 1963 mở màn từ biến cố cấm treo cờ Phật giáo lúc ông
Diệm còn làm Tổng thống. Cách mạng Pháp lật đổ vua Louis XVI và tập
đoàn của ông ta, từ Marie Antoinette đến gia cấp quý tộc, giai cấp tu sĩ, giai
cấp tư sản thụ hưởng thì cuộc Cách mạng 1963 cũng lật đổ ông Diệm và tập
đoàn của ông ta từ ông bà Nhu, Giám mục Ngô Đình Thục, ông Ngô Đình
Cẩn, anh em bà con ông Diệm (quý tộc), và giới Công Giáo Cần Lao (tư sản

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.