tạo ra tình trạng tan vỡ của Nga Sô thành nhiều quốc gia và đưa nền kinh tế
Nga vào cơn khủng hoảng hay không?
Ngoài ra, cuộc Cách mạng 1-11-1963 lại xảy ra vào lúc mà chiến tranh tại
miền Nam đã bắt đầu sôi động, một thứ chiến tranh nhân dân phối hợp các
hình thái quân sự, chính trị, tình báo, kinh tế, xã hội vô cùng phức tạp, chi
phối bởi rất nhiều ý thức hệ và giăng mắc bởi rất nhiều cạm bẫy quốc tế.
Cho nên tôi nghĩ rằng việc lên án sự thất bại của cuộc cách mạng 1-11-1963
một cách giản dị đơn sơ e không khỏi mang nhiều tính bất công nếu không
muốn nói rằng bất lương.
Huống gì lịch sử cách mạng thế giới đã chứng minh rằng tất cả những cuộc
lật đổ các chế độ phong kiến độc tài đều kéo theo những khoảng trống chính
trị, những xáo trộn rối ren, nhiều khi kéo dài trên hàng chục năm đẫm máu
vẫn chưa chấm dứt. Mọi vật đều có giá: hoa Cách mạng giá càng đắt hơn!
Không cần phải kể đến những cuộc cách mạng vô sản do người Cộng Sản
chủ xướng mà bạo lực đã là một cứu cánh như Cách mạng Nga Sô (1917),
Cách mạng Trung Hoa (1927), Cách mạng Việt Nam (1945)... mà ngay cả
những cuộc cách mạng tại các quốc gia có truyền thống tín ngưỡng sâu đậm
và có quá trình vun xới mầm mống Tự do Dân chủ lâu dài hơn cũng đều kéo
theo thăng trầm, va chạm, mâu thuẫn để dù Cách mạng có ở cao trào hay
thoái trào thì vẫn có những biến loạn, thanh toán, va chạm đẫm máu.
Nghiên cứu về cuộc cách mạng Dân quyền 1789 vĩ đại của Pháp, ta thấy
rằng cho tới đầu tháng 5-1789, khi các quốc dân đại biểu được vua Louis
XVI triệu tập vẫn không có một lãnh tụ nào nghĩ tới chuyện lật đổ đế chế để
thiết lập nền Cộng Hòa. Ngay cho tới ngày 14-7-1789, sau khi dân chúng
Ba Lê võ trang đánh chiếm ngục Bastille và chặt đầu viên Thống đốc Ba Lê
bêu lên ngọn giáo, vẫn không có một người nào nghĩ tới chuyện đạp đổ đế
chế... Hoài vọng của các đoàn đại biểu lúc đó chỉ là đạt được một bản hiến
pháp để giới hạn bớt uy quyền của nhà vua cùng những đặc quyền đặc lợi
quá đáng của giai cấp tu sĩ và quý tộc... Nhưng một khi đã phát động, cuộc
xung đột càng ngày càng trở nên gay gắt, cho đến khi phải đối phó với thái
độ ngoan cố và cao ngạo của những đẳng cấp được ưu đãi, với thái độ vừa
nhu nhược vừa thủ đoạn của nhà Vua, các tầng lớp dân chúng mới lấy