vải” xuất thân nơi thôn dã ít học. Phải chăng vì ít học nên không mắc bệnh
giáo điều, mắc bệnh Tống Nho, hãy còn sáng suốt để đối phó với thời cuộc,
không sùng mộ Tàu quá mức nên hãy còn đầy đủ tinh thần dân tộc.
Lê Lợi thành công vì may mắn được một vị trí thức là Nguyễn Trãi phò tá.
Nguyễn Huệ cũng gặp được một Ngô Thời Nhiệm sáng suốt. Hồ Quý Ly
phát động cuộc đại cách mạng mà chẳng được ai trong giới “đại trí thức”
ủng hộ nên thua sớm.[22]
Trong ba mươi năm chiến tranh, phe quốc gia cũng có những vị anh hùng áo
vải như Trình Minh Thế, lãnh tụ phong trào kháng chiến Cao Đài Liên
Minh; như Lê Quang Vinh, lãnh tụ nghĩa quân kháng chiến Phật Giáo Hòa
Hảo, thế mà không có một hậu duệ nào của Nguyễn Trãi phò tá cả. Vì
không có một trí thức nào phò tá nên t ướng Trình Minh Thế mua lấy cái
chết bí ẩn sau khi bị ông Diệm tỏ thái độ khinh rẻ và vong ân, cho nên ông
Lê Quang Vinh bị ông Diệm lừa bắt và giết chết một cách tức tưởi.
Cũng như Trình Minh Thế và Lê Quang Vinh, nhóm tướng lãnh Dương Văn
Minh đã lật được một chế độ phản dân tộc, giải thoát cho toàn dân, nhưng
rồi cũng như Hồ Quý Ly, không có được một trí thức nào kiểu Nguyễn Trãi
hay Ngô Thời Nhiệm phò tá nên cuộc cách mạng đành phải dang dở.
Đó là chưa nói đến trong suốt gần chín năm dưới chế độ Diệm, quân đội bị
xem như một thứ “tôi tớ” của gia đình họ Ngô với hai bài học chính trị lớn
của Nha Chiến Tranh Tâm Lý là Suy tôn Ngô Tổng thống và Xin ơn trên
ban phước lành cho chúng ta. Trong suốt thời gian ngắn ngủi chuẩn bị cuộc
binh biến để làm cách mạng, các sĩ quan bị kiểm soát, theo dõi, canh chừng
gắt gao và phải dồn mọi nỗ lực cho cuộc đấu trí sống chết với bộ máy mật
vụ của cả ông Ngô Đình Nhu lẫn ông Ngô Đình Cẩn, thì làm sao có thì giờ
và điều kiện để nghiên cứu và thiết kế một kế hoạch hậu cách mạng hữu
hiệu được. Sự đóng góp khiêm nhường của thành phần đấu tranh dân sự đã
không giúp được gì nhiều cho quân đội mà suốt chín năm vốn chỉ là một thứ
quân đội phe phái, bị đảng viên Công Giáo Cần Lao chi phối, thưởng phạt
bất minh, sử dụng theo cung cách chia để trị, theo tiêu chuẩn liên hệ với gia
đình họ Ngô nên đã tạo ra nghi kỵ giữa các sĩ quan, giữa các tướng lãnh,
giữa các đơn vị, giữa các binh chủng. Do đó mà sau này, khi đảo chánh