Nam, những “cách mạng gia” lão luyện của mấy mươi năm lăn lộn, những
trí thức khoa bảng làu thông lý thuyết cách mạng... đã không dám làm hoặc
không làm được việc đó thì người quân nhân phải làm!
Thật thế, suốt 30 năm trời quê hương khói lửa, dù quân đội có những sai
lầm trầm trọng nhưng người quân nhân vẫn là thành phần hy sinh hơn ai
hết. Họ đã phải xa lìa mái ấm gia đình, nằm gai nếm mật nguy hiểm gian
lao, họ đã mang tấm thân tàn phế hay bỏ xác nơi sa trường. Sau tháng 4 năm
1975, họ lại là thành phần lao lý nhục nhằn nhất trong các trại cải tạo Cộng
Sản. Trong lúc đó thì hàng ngũ trí thức đã làm gì? Một số không muốn làm
tôi tớ, tay sai cho các bạo quyền thì tự nguyện chọn kiếp sống Bá Di, Thúc
Tề, hay bỏ nước ra đi làm thân lưu vong, một số khác khí phách, can trường
hơn thì vùng lên chống đối nhưng rồi cũng đành phải thất bại để mang thân
tù tội. Tiếc thay số “kẻ sĩ” này chỉ thưa thớt như lá mùa thu. Trong lúc đó thì
đa số lại đầu hàng thời cuộc tìm sự yên thân qua ngày, hoặc đầu hàng bạo
quyền để được vinh thân phì gia. Cũng vì đại đa số trí thức quốc gia như thế
cho nên Hoàng Văn Chí tiên sinh, một trí thức không chịu làm tôi tớ cho
chế độ Ngô Đình Diệm, mới lên án hàng ngũ trí thức thời đại như sau đây:
Nguyễn Trãi có thù nhà nợ nước. Giới thượng lưu trí thức sau nầy là con
ông cháu cha, không có thù nhà mà cũng chẳng quan tâm đến nợ nước.
Nguyễn Trãi uyên thâm cả về Khổng giáo, Lão giáo và Phật giáo, tức là học
tam giáo một cách đầy đủ.
Nguyễn Trãi là người trí thức số một của thời đại, ấy thế mà ông sẵn sàng
tình nguyện phò tá Lê Lợi, một người có nghĩa khí, có tài lãnh đạo và có uy
tín với nhân dân nhưng chỉ là “anh hùng áo vải” không thuộc giới trí thức.
Điều đó chứng tỏ Nguyễn Trãi không tự cao tự đại về cái trí thức của mình
mà chỉ lo mang cái vốn kiến thức đã thu thập được dùng vào công cuộc giải
phóng dân tộc.
Nguyễn Trãi học rộng nhưng cái học của ông không đóng khung trong lý
thuyết, trong sách vở, ông không thuộc loại trí thức mà Lão Tử phê bình
“Bác giả bất tri, tri giả bất bác” nghĩa là người học rộng mà không hiểu gì
cả, người hiểu nhiều là người không học rộng.
Những anh hùng cứu nước như Lê Lợi, Nguyễn Huệ đều là “anh hùng áo