VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI - Trang 1051

Tinh thần Phật giáo là bất bạo động, phương châm của đạo Phật là tự giác,
giác tha và tùy duyên, phương tiện không thúc đẩy, không bắt buộc, không
bạo hành, không man trá, không thiên lệch.
Vậy thì tại sao lại có một sự hiểu lầm về thực chất Phật giáo Việt Nam? Có
rất nhiều lý do tạo ra sự ngộ nhận ấy.
Lý do thứ nhất là vì một số người ngoại quốc chưa hiểu rõ giáo lý đạo Phật
và chỉ hiểu Phật giáo qua bề ngoài, đã tạo ra trên báo chí và bằng lời nói
một sự nghi kỵ đối với phong trào quần chúng Phật giáo.
Một lý do nữa là tinh thần Hòa Bình của Phật giáo đã một phần trùng hợp
với chiến dịch Hòa bình của Cộng Sản tung ra làm một lợi khí tâm lý trong
một giai đoạn khó khăn của họ.
Ngoài ra cũng còn một lý do nữa phải nói tới là Phật tử Việt Nam chưa có
một cương vị chính trị rõ ràng và vững chắc để hoạt động trong nước một
cách chân chính minh bạch.
Những lý do nầy làm cho những hiểu lầm về thực chất của Phật giáo Việt
Nam không còn nữa khi mọi người hiểu rằng không ở nước nào và trên địa
hạt nào của Phật giáo có thể chấp nhận được Cộng Sản, và riêng ở Việt Nam
thì ngay từ lúc khởi thủy, khuynh hướng chính trị của Phật tử đã có tính
cách dân tộc và cách mạng rõ rệt. [20]
Cuộc Cách mạng 1-11-1963 đã đưa lại cho toàn dân miền Nam niềm hoan
lạc vô biên và đã làm cho ông Hồ Chí Minh phải công nhận “cái uy tín to
lớn”, cái “được lòng dân” của quân đội như tuần báo Mỹ US News & World
Report số tháng 10 năm 1983 đã trình bày, hoặc như cựu Đại sứ Ba Lan đã
viết rõ ràng trong Hồi ký War of the Vanquished của ông. Nhưng rồi gần ba
năm xáo trộn và chế độ Nguyễn Văn Thiệu tiếp theo đã làm phai mờ ngọn
lửa cách mạng âm ỉ trong lòng dân chúng. Ký giả Robert Shaplen, một ký
giả lão thành từng theo dõi tình hình Việt Nam từ 1945, từng có cảm tình
với cuộc Cách mạng 1-11-1963 khi viết sách về chế độ Diệm và cuộc cách
mạng đó, đã phải đặt tên cho tác phẩm là “cuộc Cách mạng thất bại” (The
Lost Revolution). Còn một chứng nhân người Việt khác đã từng suốt đời
đấu tranh cho lý tưởng cách mạng, thì lại tiếc thương cho một trang sử huy
hoàng bị xé rách và trách móc sự bất lực của ông Dương Văn Minh nên gọi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.