Cách mạng 1-11-1963 là “một cuộc Cách mạng nửa vời, là một chính biến
hơn là một cuộc Cách mạng”.
Lưu vong nơi đất khách quê người, dưới đề mục “Bất đắc dĩ khơi đống tro
tàn”, chứng nhân Lê Nguyên Long đã viết một bài dài lên án nặng nề chế độ
bạo tàn, độc ác của anh em ông Diệm rồi kết luận:
Cuộc lật đổ nhà Ngô năm 1963 đáng lý “là một cuộc cách mạng” vì đã nối
tiếp tinh thần quật khởi chống bạo quyền của dân Việt, nối tiếp những hành
động “Đại nghĩa Hy sinh” liên tục của chiến sĩ quốc gia dưới thời Diệm trị.
Ta có nên kể lại từ một thanh niên Cao Đài hành động như Kinh Kha tại
Ban Mê Thuột năm 1957, từ các sĩ quan Nhảy Dù bao vây dinh Độc Lập
năm 1960, từ hai sĩ quan phi công ưu tú Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử
bắn phá dinh Độc Lập năm 1962, và biết bao nhiêu vụ mưu sát bạo chúa bất
thành mà chỉ có mật vụ nhà Ngô biết rõ, cho đến khi Đại úy Nhung và
Thiếu tá Nghĩa căm phẫn trả thù các đồng chí của họ.
Lật Diệm năm 1963 đáng lý là một cuộc Cách mạng vì đã giải thoát hàng
vạn người quốc gia trong các ngục tù trên toàn quốc, giải thoát hàng triệu
nhân dân đang nghẹt thở dưới một chế độ thối nát học thói độc tài. Toàn dân
đã bừng bừng phấn khởi... Nhưng hỡi ơi, hương của Cách mạng chỉ bùng
lên vài ba tuần đầu rồi dần dần tắt ngấm chỉ vì người cầm đầu Dương Văn
Minh nhu nhược chỉ muốn cuộc cách mạng ấy là một cuộc binh biến hay
chỉnh lý mà thôi...[21]
Quy mối thất bại cho tướng Dương Văn Minh tuy không phải là không
đúng, vì dù sao thì trong một thời gian ngắn trước ngày Cách mạng 1-11-
1963 và một thời gian gần ba tháng sau đó, ông là người cầm đầu Hội Đồng
Quân Nhân Cách Mạng và gần như có toàn quyền điều hành quốc gia.
Nhưng nếu đặt con người Dương Văn Minh vào bối cảnh lịch sử lúc đó và
phê phán ông bằng một cái nhìn thông suốt theo chiều dài của lịch sử thì
Tướng Minh cũng như các nhân vật chủ yếu của Hội Đồng chỉ là những
quân nhân, chưa bao giờ hoạt động chính trị, lại càng chưa bao giờ học hỏi
hay hành xử như một chiến sĩ cách mạng. Họ chỉ làm cái công việc phải làm
của một công dân yêu nước, của một người không chịu cảnh áp bức thì
vùng lên đạp đổ nó. Những chính trị gia từng trải của chính trường miền