của nhân loại, những nhân viên cao cấp của đội xung kích SS của Nazi như
tên Walter Rauff chẳng hạn đã bị tình nghi giết 250.000 dân Do Thái (theo
tin UPI, 10-5-1984). Cho nên sau khi các nhân vật phong kiến, độc tài, cực
hữu đó chết đi thì đảng Cộng Sản và đội khủng bố cực tả phải ra đời theo
quy luật chính trị về bạo động và luật vay trả của nhân thế.
May cho nước Ý là từ ngày 22-7-1983, chính phủ Xã hội đầu tiên do Thủ
tướng Benito Craxi cầm đầu với một chính sách cởi mở, đặc biệt nhất là
việc ký kết với Tòa thánh một thỏa ước chấm dứt quyền hành của Tòa thánh
trên lãnh thổ Ý, trừ địa phận của Vatican (theo tin AP, 18-2-1984), chính
tình Ý mới bắt đầu đi vào nề nếp quy củ phần nào. Tuy nhiên, sự ổn định xã
hội và chính trị này còn phải đợi thời gian trả lời vì dù sao thì mầm mống
của bạo lực cũng đã ăn sâu vào xã hội nước Ý rồi.
Ngoài những quốc gia vừa kể trên, những biến động, xáo trộn, bất ổn sau
một cuộc chính biến vẫn còn xảy ra cho nhiều quốc gia khác tại Trung và
Nam Mỹ, và đặc biệt tại Phi Luật Tân. Phi là một quốc gia hoàn toàn Công
giáo tại Đông Á và là niềm tự hào của Tòa Thánh La Mã, nhưng chẳng may
gần 20 năm nay lại bị cai trị bởi vợ chồng nhà độc tài Marcos (một tín đồ
Công giáo). Cho nên ta có thể tiên đoán rằng khi vợ chồng Marcos nằm
xuống hay ra đi thì Phi cũng sẽ chịu hậu quả xáo trộn rối ren như miền Nam
Việt Nam, sau khi anh em ông Diệm bị lật đổ và bà Ngô Đình Nhu ra đi.
Những chứng minh thực tiển và hùng hồn trên đây cho thấy rằng tất cả
những chế độ độc tài phong kiến mỗi khi bị sụp đổ đều để lại xáo trộn rối
ren cho đất nước. Những đợt sóng ngầm tùy sâu hay cạn, to hay nhỏ khác
nhau nhưng rồi sẽ cuồn cuộn nổi lên để va chạm, xoáy mạnh mỗi khi thay
đổi thủy triều. Tất nhiên cuộc cách mạng thay đổi chế độ độc tài Công giáo
trị của anh em ông Diệm cũng không tránh khỏi quy luật đó:
... Chế độ Ngô Đình Diệm cũng không tránh khỏi những lỗi lầm trên dù cố
gắng nhập cảng vào Việt Nam chủ thuyết “Nhân vị”, tổ chức “Thanh Niên
Cộng Hòa”, “Ấp Chiến Lược”. Chủ thuyết cần được giải bày sâu rộng, phù
hợp với tình trạng chính trị, xã hội ở quốc nội lẫn ở bình diện thế giới. Nó
cần được giới đề xướng áp dụng trước tiên ít ra là trên đại cương. Chế độ
phong kiến, quan lại, gia đình trị, đảng trị, kỳ thị của Ngô Đình Diệm không