ích lợi gì cho xã hội Việt Nam, nhất là từ 1958 trở về sau, không dính dấp gì
tới chủ thuyết “Nhân vị” hay ho trên giấy tờ cả! Trái lại, hậu quả sai lầm của
chế độ Diệm là một xâu tướng tá lên nắm quyền chính trị, tôn giáo chơi
nhau [25].
Hậu quả sai lầm đó đã đẻ ra ba năm xáo trộn mà trong đó tướng lãnh, tu sĩ,
trí thức, sinh viên, đảng phái,... đã thao túng để tranh quyền đoạt lợi cho bè
phái của mình hay cho những ước mơ nhiều lúc không chính đáng nhưng
luôn luôn tạo thêm hỗn loạn!
Nếu đợt thủy triều Cách mạng 1-11-1963 đã thành công trong việc đập tan
chế độ độc tài Ngô Đình Diệm thì nó lại thất bại trong việc cuốn đi những
rác rớm của chế độ đó để khi sóng yên biển lặng, những cặn bã của chế độ
cũ lại nổi lên mặt nước làm ung thối thêm miền Nam.
Những cặn bã đó đã được Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy cảnh báo như sau.
Đối với những ai từng tham dự vào sinh hoạt chính trị sau khi Diệm bị lật
đổ thì còn phải nhìn thấy một đặc điểm khác. Đó là sự kiện người Công giáo
vẫn rất uy quyền, và sau một thời gian vắng bóng ngắn ngủi, họ lại xuất
hiện trên chính trường. Những kẻ hoạt động tích cực nhất đều bênh vực Ngô
Đình Diệm, và những ai từng chống đối Diệm đều bị họ coi như là kẻ thù
của người Công giáo (For those involved in the political activities after
Diem’s fall, there is another consideration to take into account. The
Catholics remained powerful and after a short eclipse, appeared again on the
stage. The most active among them strongly defended Diem’s memories,
and those who opposed him risked being considered the Catholic’s enemies)
[26].
Ba năm xáo trộn, mà nguyên nhân chính là tàn dư của Công Giáo Cần Lao,
đã làm suy nhược thêm sức mạnh chính trị của miền Nam với kết quả cuối
cùng là đem một chế độ quân phiệt lên cầm quyền để tái lập một chế độ
Diệm không Diệm : chế độ Đệ Nhị Cộng Hòa của Nguyễn Văn Thiệu.
Chú thích:
[1] Thế Uyên, Chân Dung Nhất Linh, tr. 127.