Chánh Thành và Lê Quang Luật qua Paris để tăng cường thêm cho ông
Diệm. Ông Trần Chánh Thành nguyên là tri huyện thời Pháp thuộc, sau theo
Việt Minh làm chánh án Liên khu Tư, rồi bỏ kháng chiến về Tề vào năm
1952. Còn ông Lê Quang Luật là một trí thức Công giáo Bắc Việt, người
thân tín của giám mục Lê Hữu Từ.
Ba mục tiêu vận động quan trọng và quyết định nhất của ông Diệm là được
sự yểm trợ của chính quyền Mỹ, tranh thủ được sự thỏa thuận của chính phủ
Pháp, và cuối cùng là thuyết phục được Quốc trưởng Bảo Đại bổ nhiệm làm
Thủ tướng. Ba vận động liên hệ chặt chẽ đến vận mệnh của hàng triệu người
Việt Nam mà sức mạnh vô định của chính hàng triệu người Việt Nam đó
không hề được vận dụng tới. Thật ra ba bước vận động này tròng vào nhau
như ba mắt xích, mà trong bối cảnh chính trị quốc tế lúc bấy giờ, mở được
mắt xích thứ nhất là hai mắt xích còn lại sẽ bị tháo tung. Mắt xích thứ nhất,
Hồng y Spellman đã giúp ông Diệm mở ra từ năm 1953 rồi cho nên tuy Bảo
Đại và chính phủ Pháp lúc bấy giờ không đồng ý “con người Ngô Đình
Diệm”, nhưng dưới áp lực của ngoại trưởng Mỹ Foster Dulles và sự can
thiệp mạnh mẽ của Hồng Y Spellman vào chính sách của Phong trào Cọng
hòa Bình dân Thiên Chúa Giáo Pháp (MRP), cuối cùng chính phủ Pháp và
Bảo Đại đành phải chấp thuận bổ nhiệm ông Diệm làm Thủ tướng.
Trong hồi ký Le Dragon d’Annam, trang 328, ông Bảo Đại đã cố tình không
nói rõ những áp lực nầy dù những vận động chính trị của các nước liên hệ
đến chính tình Việt Nam lúc đó, cũng như dù mối bất hoà Bảo Đại-Ngô
Đình Diệm trong quá khứ đã rõ ràng (xem thêm Bên Giòng Lịch Sử 1940-
1975, ấn bản Hoa Kỳ, của Cao Văn Luận). Một cách thật tinh tế, để nói lên
áp lực của người Mỹ, ông Bảo Đại đã cho biết rằng "sau khi gặp ông Foster
Dulles để cho ông ta biết dự án của tôi, tôi đã gọi ông Diệm đến và nói
rằng" (Après m être entretenu avec Foster Dulles, pour lui faire part de mon
projet...). Sự kiện trước lúc lấy một quyết định nội bộ quan trọng (chỉ định
một Thủ tướng) mà vị nguyên thủ quốc gia phải hội ý với Ngoại trưởng của
Mỹ (không như trước đó ông Bảo Đại đã chỉ định 5 Thủ tướng mà không
cần phải qua "thủ tục này") đã chứng tỏ áp lực của Mỹ quả thật có tác dụng
lên quyết định của ông Bảo Đại. Hơn nữa, ngay ở trang 239 sau đó, ông Bảo