VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI - Trang 127

đơn giản rất hấp dẫn và sự hợp lý khó cãi được [2].
Chính vì sự “hấp dẫn không cãi được” đó và quyết tâm của Hồng Y
Spellman muốn có một chính phủ Việt Nam do người Công giáo La Mã
lãnh đạo [3], mà ông Diệm đã trở thành một “giải pháp” khả dụng và khả
thi cho chính sách của Mỹ tại Đông Dương trong tương lai rất gần. Nhưng
cái luận cứ "đơn giản và hợp lý” này đã chứng tỏ tính thiếu khoa học và
không thực tế của nó khi ông Diệm, với một chính phủ quốc gia và 9 năm
cai trị, ông Thiệu với một chính phủ quốc gia và 11 năm cai trị khác, vẫn
không đánh bại được Cộng Sản. Nếu không muốn nói rằng chính phủ quốc
gia của ông Diệm đã chính nghĩa hóa sự hiện diện của Cộng Sản tại miền
Nam, và chính phủ quốc gia của ông Thiệu đã kiện toàn hóa chiến thắng của
Cộng Sản tại miền Nam. Như vậy, rõ ràng hai chế độ “quốc gia" đã quản trị
đất nước trong khoảng thời gian từ 1954 đến 1975 quả thật đã không xứng
đáng trên cả hai mặt nội dung cũng như thực tế để mang nhận danh từ này.
Theo dõi hành trình vận động quốc tế của ông Diệm, ta thấy gồm 6 chặng
đường: Đi Đông Kinh gặp một nhân viên tình báo Mỹ, đến Vatican gặp Đức
Giáo Hoàng, đi Mỹ gặp một vị Hồng Y, trở lại Vatican không biết để làm gì
trong một thời gian ngắn rồi lại qua Mỹ gặp tiếp vị Hồng Y cũ, sau đó là các
chính khách Hoa Kỳ. Sáu chặng đường đó thật ra chỉ gồm trong hai danh từ
riêng lẫy lừng: Vatican và Mỹ.
Tháng 5 năm 1953, theo lời mời của một số chính khách Việt Nam lưu vong
mà đa số là người Công giáo, ông Diệm từ giã Hoa Kỳ về Pháp rồi đi Bỉ và
trú ngụ tại tu viện Bénédictine de St André les Purges. Đúng một năm sau,
năm 1954, khi số phận Việt Nam bắt đầu bị cột chặt bởi chiến bại của Pháp
tại Điện Biên Phủ vào ngày mồng 7 tháng 5 và những mặc cả tại hội nghị
Genève, thì ông Diệm trở lại Paris và sống tại ngôi nhà của ông Tôn Thất
Cẩn. Tại đây, với sự yểm trợ đắc lực của người em là ông Ngô Đình Luyện,
ông bắt đầu mở các cuộc thăm dò và vận động trong giới chính khách Việt
Nam cũng như với các thế lực quốc tế.
Theo giáo sư Buttinger thì tại Sài Gòn, ông Nhu biết rằng anh mình không
đủ khả năng trong việc đối phó với những vận động chính trị quốc tế khó
khăn và phức tạp, bèn vội vàng phái cộng sự viên thân tín là hai ông Trần

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.