ngừa cọp về phá vườn bắt trâu. Còn giữa Việt Cộng và Quốc gia, thì chọn
lựa của người dân rất rõ ràng: bên nào mạnh họ theo!
- o0o-
Trở lại năm 1950, khi tôi về Quảng Bình để bắt đầu một giai đoạn nổi trôi
lăn lóc trong những năm tàn khốc của cuộc chiến Pháp-Việt từ Trung ra
Bắc, thì tháng Tám năm đó, sau một thời gian vận động ngầm của giám mục
Ngô Đình Thục, ông Diệm và người anh có ảnh hưởng lớn lao trên giáo hội
Công giáo La Mã Việt Nam này, lên đường đi La Mã dự lễ Năm Thánh để
che đậy âm mưu đi Mỹ vận động chính trị.
Lộ trình không đi thẳng đến La Mã mà còn ghé qua Nhật Bản để thăm Kỳ
Ngoại Hầu Cường Để (một “giải pháp” hầu như không còn giá trị gì nữa kể
từ năm 1945) và nhất là để ông Diệm có cơ hội gặp giáo sư Wesley Fishel,
một cựu sĩ quan tình báo Hải quân thuộc Đệ Thất Hạm đội Hoa Kỳ thời đệ
nhị thế chiến và nghe nói đang là một nhân viên cao cấp của CIA. Buổi họp
mặt với viên chức quan trọng này của cơ quan tình báo Mỹ đưa đến kết quả
là trường đại học Michigan sẽ bảo trợ cho chuyến đi Mỹ của ông Diệm [1].
Sau đó, ông Diệm lên đường đi La Mã dự lễ Năm Thánh và yết kiến Đức
Giáo Hoàng, rồi từ đó bay đi Mỹ. Qua trung gian của giám mục Ngô Đình
Thục, ông được Hồng Y Spellman, thuộc dòng Franciscain, tiếp kiến.
Từ Mỹ, ông Diệm lại quay về La Mã mấy ngày rồi mới đi Thụy Sĩ, Bỉ, Pháp
để thảo luận với một số chính khách Việt Nam phần đông là người Công
giáo đang cư ngụ tại các nước này. Năm 1951, ông Diệm trở lại Hoa Kỳ hai
năm, sống trong tu viện Maryknoll tại Lakewood (New Jersey) và Ossining
(New York). Nhờ sự giúp đỡ của Hồng y Spellman, thỉnh thoảng ông lại
được mời đi thuyết trình tại các đại học miền Đông và miền Trung-Tây Hoa
Kỳ. Ông cũng diễn thuyết tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn và với lý luận rằng “chỉ
cần chấm dứt chính sách thực dân Pháp và chỉ cần Việt Nam có một chính
phủ do người quốc gia lãnh đạo là có thể đánh bại được Cộng Sản” mà ông
đã chiếm được cảm tình và lời hứa sẽ yểm trợ của các chính trị gia Mỹ như
Nghĩ sĩ Mike Mansfield, John Kennedy, Dân biểu Walter Judd, Chánh án
Williams Douglas, và nhiều chính khách Công giáo Mỹ khác. Phê bình câu
nói của ông Diệm, giáo sư Buttinger cho rằng luận cứ này phối hợp được sự