Bình Định và Phú Yên, và tạo áp lực nhằm xé nhỏ quân của Võ Nguyên
Giáp vốn đang nỗ lực dồn hết chủ lực quân về mặt trận Điện Biên Phủ. Dự
đoán rằng ông Giáp cũng sẽ áp dụng cùng sách lược, nghĩa là mở nhiều trận
đánh lớn khác tại Trung Việt để cầm chân và làm tê liệt khả năng di động
của các đơn vị địch, tôi bèn thảo một bản nhận định tình hình và một tờ
trình về cho Bộ Tư lệnh Pháp-Việt của Phân khu Duyên Hải tại Nha Trang
để yêu cầu có kế hoạch đối phó và đồng thời xin tăng cường phương tiện
phòng thủ cho khu chiến Phan Rang vốn rất thiếu thốn và yếu kém. Tôi còn
dự đoán kế hoạch phản công của Việt Minh trong địa phương trách nhiệm
của tôi với những chi tiết về từng đồn một, và sự thất bại gần như đương
nhiên của các đơn vị dưới quyền nếu không được thỏa mãn nhu cầu tăng
viện.
Nhưng Bộ Tư lệnh Nha Trang, mà về phía Việt Nam do Đại tá Nguyễn Văn
Vỹ chỉ huy, lại cho là tôi hốt hoảng, báo cáo láo, bèn gửi văn thư khiển
trách, kèm theo lệnh thuyên chuyển tôi ra Hà Nội học lớp Trung Đoàn
trưởng, một quyết định mà tôi cho là phát xuất từ những mâu thuẫn chính trị
hơn là từ nhu cầu quân sự lúc bấy giờ. Nhưng cũng nhờ theo học lớp Trung
Đoàn trưởng này mà tôi có thêm hai người bạn mới đồng khóa: Thiếu tá
Lam Sơn và Đại úy Nguyễn Chánh Thi. Người thay thế tôi tại Phan Rang là
Thiếu tá Nguyễn Văn Thiệu, vừa ở Bắc về, với lý do Thiệu là người Ninh
Thuận sẽ am hiểu và nắm vững tình hình hơn tôi.
Sau đó, quả nhiên đúng như bản nhận định mà tôi đã chi tiết rõ ràng, trong
lúc tôi ở Hà Nội thì Việt Minh tổng phản công khắp các tỉnh miền Trung,
đặc biệt tại các tỉnh duyên hải. Tại Phú Yên và Bình Định, nhiều tiểu đoàn
bị tiêu diệt hoàn toàn, phải rút về lập vòng đai an toàn để chỉ còn bảo vệ các
tỉnh lỵ mà thôi. Tại Quảng Nam, Việt Minh tấn công Hội An và chiếm giữ
một đêm, khi rút đi, họ phá hủy một số công sự và bắt mang theo một số sĩ
quan và những dụng cụ truyền tin. Riêng tại Ninh Thuận của ông Thiệu,
Việt Minh tiến chiếm và tiêu hủy các căn cứ ngoại vi mà tôi đã xây dựng để
che chở mặt Tây Nam của Bộ Chỉ huy Phan Rang. Trong một trận đánh ác
liệt gần Tháp Chàm, ông Thiệu đích thân dẫn một đơn vị đi tiếp cứu bị Việt
Minh phục kích và theo lời một số người kể lại thì ông Thiệu đã phải “ôm