quần mà chạy”.
Sau những thất baị liên tiếp, ông Thiệu bị mất chức chỉ huy, đổi về Huế làm
việc tại Bộ Tham mưu Quân khu Hai, dưới quyền Đại tá Trương Văn
Xương, một cộng sự viên thân tín của tướng Hinh, giao quyền chỉ huy khu
chiến Ninh Thuận lại cho ông Thái Quang Hoàng vừa được thăng Thiếu tá.
Thật ra không phải ông Thiệu kém khả năng chỉ huy hay thiếu kinh nghiệm
chiến trường. Ông Thiệu là người khôn ngoan, tính toán rất kỹ lưỡng, và
hành động rất cẩn mật, nhưng vì binh sĩ tại khu chiến Ninh Thuận đại đa số
là dân địa phương hiền lành, không có tinh thần chiến đấu cao, gặp địch
phản công mạnh là sợ hãi thối lui. Họ là những nông dân của xứ Chàm cỏ
khô lá úa, sau giờ đồng áng thì thích rươu chè, chọi gà và nhất là cải lương,
nên thiếu sự gan dạ và tinh thần kỷ luật phải có của quân nhân tác chiến
giỏi. Lúc tôi còn là Chỉ huy trưởng tại Phan Rang, cứ mỗi lần có một đoàn
cải lương từ Sài Gòn ra lưu diễn tại tỉnh lỵ là một lần tôi phải ban hành tình
trạng báo động với nhiều lo lắng, vì binh sĩ tại các căn cứ ngoại vi thành
phố đều muốn bỏ đồn về xem hát, bất chấp những biện pháp kỷ luật mà
ngày mai họ phải chịu, bất cần Việt Minh có thể tấn công chiếm đồn đêm
đó. Nếu dùng biện pháp mạnh, họ có thể đào ngũ hoặc theo Việt Minh làm
du kích.
Đã từng chỉ huy và đã từng tìm hiểu phong thổ, dân tình của tỉnh này vốn
nằm giữa hai tỉnh nổi tiếng “Cọp Khánh Hòa, Ma Bình Thuận” và có một
quận người Chàm tuy thủ phận làm ăn nhưng lại rất ngoan cố, cứng đầu khi
có mâu thuẫn với người Việt, nên trong những năm sau, dưới thời Đệ Nhất
Cộng Hòa, khi hai ông Ngô Đình Nhu và Ngô Trọng Hiếu tuyên dương tỉnh
Ninh Thuận đứng đầu trong công cuộc thực hiện ấp chiến lược, tôi nghĩ
thầm Ngô Đình Nhu đúng là chỉ biết những con số báo cáo của Trung tá
Khánh, tỉnh trưởng Phan Rang (Công giáo Phú Cam), và nhìn sự việc bằng
cái bề ngoài hời hợt mà không có một chút kinh nghiệm thực tế nào. Thấy
dân Ninh Thuận hăng hái cắm chông, rào ấp, đào hào rồi lại nhiệt tâm thực
tập báo động khua trống, gõ mõ, ông Nhu vội đánh giá cao tinh thần chống
Cộng của dân ở đây mà không biết rằng dân Chàm làm như vậy là để bố
phòng sợ người Việt phá phách, còn người Việt làm như vậy là để ngăn