lao và lâu dài mà chế độ ấy đã gây ra cho quốc gia và dân chúng.
Người ta cũng hay nói đến “độc tài sáng suốt”. Từ ngữ này không có nghĩa
trong thời đại dân chủ. Không thể có một nhà độc tài sáng suốt trong thế
giới phức tạp ngày nay. Lý thuyết tự do dân chủ không chấp nhận chế độ
độc tài, và không cho rằng nhà độc tài có thể sáng suốt được.
Ông Ngô Đình Diệm đã dẹp các giáo phái và như thế có hẳn là ông không
có tinh thần giáo phái không ? nếu định nghĩa giáo phái thoát ra từ từ ngữ
Sectarism, thì rõ ràng là ông Diệm cũng rất nặng tinh thần giáo phái. Trong
một xã hội đa tôn giáo như Việt Nam không thể có quốc giáo, cũng không
thể chấp nhận ưu thế chính trị của bất cứ tôn giáo nào. Do đó, chánh quyền
không thể nằm trong tay một tôn giáo, hoặc điều khiển, lãnh đạo bởi một
tôn giáo. Thực tế chánh trị dưới chế độ Đệ Nhứt Cộng Hòa đã biểu lộ rõ
ràng ưu thế của Công giáo. Tổng thống Ngô Đình Diệm là một tín đồ Công
giáo, chánh sách cai trị của ông tạo ưu thế cho tôn giáo của ông, đưa các tôn
giáo khác vào vị trí thất thế. Và như thế, là một tình trạng Sectarism, hoặc
gọi là bè phái, hoặc gọi là giáo phái.
Ông Diệm đã nêu cao khẩu hiểu “Dẹp lãnh chúa, dẹp giáo phái”, nhưng khi
ông nắm quyền cai trị, chế độ của ông lại trở thành một chế độ mang đầy đủ
tính chất của lãnh chúa và giáo phái trên một bình diện cao hơn, là bình diện
toàn quốc, thay vì bình diện địa phương như trước ông.
Tuy nhiên, tại miền Trung, vấn đề trở thành phức tạp và khó khăn hơn nhiều
vì những lực lượng chống đối ông Diệm không phải là tay sai của Pháp mà
là những đảng Cách mạng đã từng xả thân đấu tranh vừa chống Cộng vừa
chống Pháp, và đã có lúc ủng hộ ông Diệm trong và sau những nỗ lực vận
động nắm chính quyền của ông. Tuy nhiên, cuối cùng, chiến khu Ba Lòng ở
Quảng Trị của Đảng Đại Việt bị đánh tan. Chiến khu Nam Ngãi của Việt
Nam Quốc Dân Đảng bị ông Diệm ra lệnh cho sư đoàn Nùng càn quét dã
man trong những năm 1955-1956 ở các quận Quế Sơn, Tiên Phước, Duy
Xuyên nhưng vẫn không tiêu diệt được lực lượng có quá nhiều kinh nghiệm
chiến trường và lòng yêu nước sắt đá này. Ông Ngô Đình Cẩn phải dùng thủ
đoạn “Đoàn kết thỏa hợp” mới lôi kéo được đơn vị võ trang gần 2.000 tay
súng về hợp tác để rồi sau đó cấp lãnh đạo chính trị, quân sự của họ đều bị