nhất định giữ lấy nền đạo của Đức Thầy, vị Giáo chủ mà ông vô cùng
ngưỡng mộ và kính phục. Do đó ông ta đã bị ông Diệm ra lệnh cho Tòa án
Quân sự Cần Thơ phải: “Tuyên án tử hình, tước đoạt binh quyền và tịch thu
tài sản”. Tướng Lê Quang Vinh bị hành quyết ngày 13/7/1956 tại nghĩa địa
Cần Thơ. Lúc chết ông mới 32 tuổi, trối trăn dặn vợ nuôi con cái nên người
và xin được chôn tại núi Sam, Châu Đốc.
Phải chăng vì cái chết của ông Lê Quang Vinh mà từ sau khi rời bỏ chính
quyền, (vào thời mà Tôn giáo Hòa Hảo được phục hồi), cựu Phó Tổng
thống Nguyễn Ngọc Thơ ở luôn Sài Gòn cho đến khi qua đời, không giám
trở về Long Xuyên nơi chôn nhau cắt rốn, nơi ông có một ngôi biệt thư vô
cùng huy hoàng và 100 mẫu ruộng.
Dẹp yên được hai ông Năm Lửa và Lâm Thành Nguyên, diệt được tướng Ba
Cụt Lê Quang Vinh là chấm dứt hoàn toàn mọi hoạt động đối lập võ trang
nguy hiểm tại miền Nam trừ những toán võ trang lẻ tẻ không đáng kể. Toàn
bộ chiến dịch này được gọi là “đánh dẹp Giáo phái”. Sau này, ông Nguyễn
Long Thành Nam, một nhân vật Hòa Hảo có thẩm quyền về các vấn đề
Giáo phái đã đánh giá như sau (Phật giáo Hòa Hảo trong Giòng Lịch sử Dân
tộc, tr 593-594):
Ông Ngô Đình Diệm đã tự hào dẹp được các “lãnh chúa giáo phái”, nhưng
sau đó, chính thể của ông cũng là một kiểu lãnh chúa giáo phái. Các “lãnh
chúa giáo phái” trước kia chỉ có quyền hành giới hạn tại từng địa phương,
trái lại chế độ lãnh chúa giáo phái mới này oai quyền bao trùm trên toàn cả
nước trong mọi địa hạt, chứ không chỉ riêng về quân sự như các lực lượng
võ trang giáo phái trước kia.
Có người nói rằng ông Ngô Đình Diệm tuy có độc tài độc tôn, nhưng đó là
lòng yêu nước, muốn cứu nước, muốn làm tròn sứ mạng lịch sử của người
chiến sĩ yêu nước trong một tình trạng rối ren, cho nên phải cứng tay lái để
lãnh đạo quốc gia. Lập luận này không được chứng minh bằng thực tế và
thành quả. Sự ủng hộ của một thành phần thiểu số trong dân chúng không
thể gọi là thành quả của chế độ, khi đem đối chiếu với sự bất mãn và đau
khổ của thành phần đại đa số. Các thành quả nhất thời và ngắn hạn không
thể xem là thành công của chế độ, khi đem đối chiếu với những hậu quả lớn